Thứ Bảy, 30 tháng 5, 2020

Phối hợp xử lý các vi phạm hành lang công trình thủy lợi


Trước thực tế vi phạm hành lang công trình thủy lợi tại tỉnh Hải Dương vẫn tiếp tục diễn ra và có chiều hướng phức tạp hơn, ngành nông nghiệp Hải Dương đã đề nghị các địa phương tăng cường phối hợp với đơn vị vận hành, khai thác công trình thủy lợi để quyết liệt xử lý các vi phạm.


Từ cuối năm 2019 trở về trước, khu vực xung quanh cống Ba Đa trên sông Hồng Quang đi qua địa phận xã Đoàn Tùng, huyện Thanh Miện vẫn còn tình trạng lụp xụp lều tạm, quán bia, quán nước do người dân lấn chiếm xây dựng để kinh doanh. Những lều quán dựng sát một con đường có mật độ phương tiện qua lại lớn không chỉ ảnh hưởng đến công trình thủy lợi mà còn tiềm ẩn nguy cơ tai nạn giao thông.
Công nhân cụm thủy nông thị trấn Thanh Miện, trực thuộc Xí nghiệp khai thác công trình thủy lợi Thanh Miện tiến hành giải tỏa bèo, rác, vật cản trên sông đường 20.

Sau nhiều lần phối hợp với xã Đoàn Tùng lập biên bản các hộ dân vi phạm, mới đây, xí nghiệp khai thác công trình thủy lợi Thanh Miện đã phối hợp với xã Đoàn Tùng giải tỏa các vi phạm lấn chiếm, trả lại sự thông thoáng cho hành lang công trình thủy lợi và sự yên tâm của người dân khi lưu thông qua đây. Ngay sau khi giải tỏa, khu vực này đã được trồng hoa, vừa tạo cảnh quan vừa tránh bị tái lấn chiếm.

Xí nghiệp khai thác công trình thủy lợi Thanh Miện thuộc Công ty khai thác công trình thủy lợi tỉnh Hải Dương quản lý, vận hành hệ thống kênh dẫn với chiều dài trên 100 km, phục vụ tiêu cho trên 6.000 ha, tưới cho trên 3.600 ha diện tích canh tác.

Từ đầu năm 2020 đến nay, xí nghiệp khai thác công trình thủy lợi Thanh Miện đã chỉ đạo lực lượng cán bộ và công nhân phối hợp với các địa phương tổ chức ra quân giải tỏa rau bèo, vật cản trên lòng sông và hành lang công trình thủy lợi thuộc 53 tuyến sông trục và kênh dẫn với 960.000 m2 được giải tỏa khối lượng khoảng 275 m3 rác, rau bèo trên sông. Đến nay, cơ bản các tuyến sông trục và kênh dẫn do xí nghiệp quản lý đều thông thoáng, sạch đẹp, không bị rác thải và rau bèo cản trở dòng chảy, góp phần cung cấp nguồn nước đảm bảo tưới cho cây trồng.

Ông Phạm Ngọc Tuấn, Giám đốc Xí nghiệp khai thác công trình thủy lợi Thanh Miện cho biết, công tác quản lý công trình được giao cho các cán bộ, công nhân xí nghiệp, gắn với nhiệm vụ thi đua của từng người. Hàng năm, xí nghiệp dành kinh phí trên 100 triệu đồng, huy động gần 1.000 ngày công lao động thường xuyên duy tu, bảo dưỡng, xử lý rau bèo và vật cản trên 53 tuyến sông chính.

Nhờ đó, những năm qua, vi phạm công trình thủy lợi và ô nhiễm môi trường nguồn nước trên hệ thống công trình thủy lợi của Thanh Miện đã giảm đáng kể. Từ năm 2012 trở về trước, trên địa bàn có trên 700 trường hợp vi phạm công trình thủy lợi. Bằng việc phối hợp chặt chẽ với chính quyền địa phương xử lý các vi phạm, tập trung vào các cầu tạm, bến bãi, cây trồng trong hành lang, lều quán…, đến nay chỉ còn 571 vi phạm.

Ông Đào Quốc Phong, Chủ tịch UBND xã Đoàn Tùng chia sẻ, thời gian qua, xã đã xây dựng kế hoạch, tuyên truyền vận động người dân hiểu và nhận thức rõ trách nhiệm của người dân đảm bảo an toàn giao thông, đảm bảo dòng chảy phục vụ phòng chống úng. Xã đã nhiều lần vận động, thuyết phục các hộ vi phạm hành lang giao thông, thủy lợi. Tháng 1/2020, xã đã giải tỏa, cưỡng chế đối với các hộ ở khu vực cống Ba Đa, sau đó, tiến hành trồng hoa và cây đạch đàn từ cống Ba Đa đến xã Phạm Kha với chiều dài khoảng 1 km.

Để tránh tái lấn chiếm hành lang giao thông, thủy lợi, bên cạnh công tác tuyên truyền nâng cao ý thức của người dân, xã giao cho các đoàn thể quản lý, chăm sóc đường cây, thường xuyên kiểm tra. “Chúng tôi kiên quyết thực hiện tốt việc này trong thời gian tới, đảm bảo đường thông, dòng sông thoáng phục vụ sản xuất, sinh hoạt của nhân dân”, ông Phong khẳng định.


Tuy nhiên, Thanh Miện chỉ là một trong số ít địa phương của tỉnh Hải Dương đã ngăn ngừa tốt, xử lý hiệu quả các vi phạm công trình thủy lợi. Số liệu thống kê của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Hải Dương cho thấy, tính đến nay, toàn tỉnh có trên 5.000 trường hợp vi phạm vào phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi.

Chỉ tính từ 20/3 đến 20/4, tỉnh phát sinh thêm 31 trường hợp vi phạm và chỉ có 13 trường hợp được xử lý. Theo nhận định của ngành nông nghiệp Hải Dương, việc phát hiện các vi phạm mới còn chưa kịp thời, việc ngăn chặn và xử lý vẫn còn hạn chế. Nhiều vi phạm xảy ra do đối tượng vi phạm chưa hiểu biết pháp luật về lĩnh vực khai thác và bảo vệ công trình thủy lợi.

Luật Thủy lợi đã quy định rõ trách nhiệm, quyền hạn của chính quyền cơ sở trong việc bảo vệ công trình thủy lợi. Để chủ động trong việc quản lý hệ thống công trình được tốt, tránh đùn đẩy trách nhiệm khi xử lý các vi phạm, tránh phát sinh vi phạm mới, rất cần sự chung tay của chính quyền địa phương.
Từ đầu năm 2020 đến nay, lòng sông và hành lang công trình thủy lợi thuộc 53 tuyến sông trục và kênh dẫn với 960.000m2 đã giải tỏa khối lượng khoảng 275m3 rác, rau bèo.

Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hải Dương mới đây cũng đã có văn bản gửi UBND các huyện, thành phố, thị xã và các doanh nghiệp khai thác công trình thủy lợi đề nghị tăng cường phòng ngừa, xử lý nghiêm các vi phạm công trình thủy lợi trên địa bàn tỉnh; trong đó, kiên quyết xử lý dứt điểm các vi phạm, đặc biệt là các vi phạm nghiêm trọng, vi phạm mới phát sinh.

Những nước chống COVID-19 tốt nhất: Bất ngờ trường hợp Mông Cổ


Có nhiều nước, vùng lãnh thổ theo đuổi biện pháp mạnh mẽ trong đối phó với đại dịch COVID-19: Đó là Hàn Quốc, New Zealand, Đài Loan/Trung Quốc, Hong Kong/Trung Quốc… Nhưng cần phải dành một sự chú ý đặc biệt cho Mông Cổ.
Mông Cổ thực hiện chuyến bay đón công dân từ châu Âu về nước. Ảnh: Medium

Nằm giữa hai nước lớn Trung Quốc và Nga, Mông Cổ hầu như không thu hút được sự chú ý của dư luận. Nhưng câu chuyện kiềm chế thành công đại dịch COVID-19 khiến Mông Cổ trở nên nổi bật.

Quốc gia 3,17 triệu dân này không có trường hợp tử vong, không có ca lây nhiễm trong cộng đồng. Tính đến ngày 18/5, Mông Cổ ghi nhận 136 ca mắc COVID-19, nhưng toàn bộ số này là lây nhiễm “nhập khẩu”.

Có nhiều nhân tố khiến Mông Cổ thuộc diện dễ bị tổn thương trước đại dịch: Hệ thống y tế yếu kém, giáp Trung Quốc – nước là tâm dịch đầu tiên; giáp Hàn Quốc - cũng là nơi chứng kiến làn sóng bùng phát dịch bệnh lớn nhất ngoài Trung Quốc. Thế nhưng chiến lược phòng chống đại dịch của Mông Cổ đã thực sự hiệu quả tính đến thời điểm này.

Làm sao Mông Cổ lại có được thành công như vậy? Câu trả lời là: Họ đã thấy những gì diễn ra ở Vũ Hán, lắng nghe, hợp tác tốt với Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) và hành động nhanh, quyết đoán ngay từ tháng 1. Ngay sau khi WHO đưa ra khuyến cáo ngày 21/1, Mông Cổ đã gấp rút thành lập Ủy ban Khẩn cấp liên Nhà nước để hỗ trợ Bộ Y tế và đóng vai trò là cơ quan điều hành, tiên phong trong phòng chống dịch.

Khi vào trang World In Data’s Coronavirus Data và nhấp chuột vào “Mông Cổ”, sẽ không có bất kỳ thông tin nào hiện lên, bởi lẽ quốc gia này không có trường hợp lây nhiễm nội địa, tử vong vì COVID-19. Đó là bởi Mông Cổ đã có sự chuẩn bị từ sớm dựa trên quan điểm: Cách tốt nhất để giữ mạng sống con người là “phòng bệnh, hơn chữa bệnh; thành công thường đến từ những bước đi vượt trước”.

Trong cả tháng 2, Mông Cổ căng mình chuẩn bị đối phó với mối nguy. Chính quyền gấp rút mua sắm, nhập khẩu khẩu trang, các bộ kít xét nghiệm, đồ bảo hộ. Kế đến là kiểm tra bệnh viện, trung tâm siêu thị, chợ bán hàng và vệ sinh thành phố. Vẫn không có ca nhiễm bệnh nào. Không có tình cảnh đốt cháy các trạm phát sóng 5G như ở một số nước châu Âu, khi một bộ phận người người dân huyễn hoặc sóng 5G là nguyên nhân gây ra đại dịch.

Đây cũng là thời điểm đại dịch bùng phát mạnh tại Trung Quốc. Chính quyền Mông Cổ theo đuổi cách tiếp cận ngăn chặn quyết liệt, nổi bật nhất là việc cho dừng các hoạt động đón mừng năm mới, một sự kiện rất lớn với nhiều nước ở châu Á. Chính quyền triển khai hàng trăm người làm nhiệm vụ giám sát hạn chế việc đi lại để bảo đảm an toàn. Việc di chuyển giữa Ulaanbaatar và các tỉnh ngoài thủ đô bị cấm.

Mông Cổ cùng lúc cũng đóng cửa biên giới với Nga, Trung Quốc, dừng các chuyến bay quốc tế; ngăn chặn, kiểm soát dòng người xuất, nhập cảnh. Chính phủ huy động nguồn lực để hồi hương công dân từ Hàn Quốc, Nhật Bản, Thổ Nhĩ Kỳ, Nga. Tất cả số này đều thực hiện cách ly trong thời gian 21 ngày, với nhiều lần được lấy mẫu xét nghiệm.


Đến tháng 3, vẫn không có ca nhiễm bệnh nào. Nếu thế giới muốn biết tại sao Mông Cổ không ghi nhận ca lây nhiễm cộng đồng nào, câu trả lời sẽ là: quốc gia giáp Trung Quốc này đã bắt tay hành động khi chưa xuất hiện ca bệnh nào và họ tiếp tục làm vậy.

Đơn cử, khi nghe được thông tin về một ca mắc COVID-19 ở dọc biên giới (không thuộc lãnh thổ Mông Cổ), khu vực miền Nam Gobi đã tuyên bố áp đặt tình trạng khẩn cấp, quy định mọi người bắt buộc phải đeo khẩu trang. Những hành động kiểu như vậy tại Mông Cổ có thể vẫn được các nước áp dụng, nhưng đó là khi tình hình đã quá muộn. Mới nhìn, tưởng chừng Mông Cổ hành động hơi quá, nhưng thực chất họ luôn phản ứng kịp thời.

Khi đọc những dòng này, nhiều người hẳn sẽ buồn, muốn khóc lên vì tức giận. Mỹ có thể cũng đã làm được như Mông Cổ, Italy cũng vậy. Brazil, Thụy Điển, Anh, Tây Ban Nha - đều có thể làm được hết. Nhưng đáng tiếc thực tế không diễn ra như vậy.

Mông Cổ lắng nghe chuyên gia, hành động nhanh chóng và giữ an toàn cho người dân. Trong khi đó, phần còn lại của thế giới, đặc biệt là thế giới phương Tây, thường được gọi là những nước “thế giới thứ nhất”, lại không làm được điều đó. Hậu quả là hàng trăm nghìn người thiệt mạng, số bị ảnh hưởng di chứng sức khỏe không thể kể hết, cùng với đó là tình cảnh đau thương, bất ổn kinh tế.

Trò gian dối của tỷ phú tự thân giả mạo Kylie Jenner



Tạp chí Forbes xác định “hot girl số một Hollywood” Kylie Jenner không phải là tỷ phú USD. Gia đình Kardashian - Jenner đã thổi phồng quy mô và doanh số của công ty Kylie sở hữu.


Theo Forbes, sau hơn một thập kỷ chiêu trò trên truyền hình, nhà Kardashian - Jenners đã khiến giới truyền thông và người hâm mộ ngán ngẩm. Tuy nhiên, tất cả đều rất tò mò về khối tài sản gia đình thị phi này đang nắm giữ. Gia đình Kardashian - Jenner cũng không ít lần khoe khoang độ giàu có của họ.

Cuối năm 2019, Kylie Jenner bán 51% cổ phần Công ty Kylie Cosmetics cho Tập đoàn mỹ phẩm Coty trong một thỏa thuận trị giá 1,2 tỷ USD. Đây được xem là khoảnh khắc trọng đại của gia tộc Kardashian - Jenner và là bằng chứng khẳng định Kylie Jenner đã trở thành tỷ phú USD.

Forbes công nhận điều đó hồi tháng 3/2019. Chủ tịch Coty Peter Harf ca ngợi cô gái nổi tiếng nhà Kardashian - Jenner: "Kylie là biểu tượng của thời đại mới".

Nhưng chính hồ sơ tài chính của Coty cho thấy công ty của Kylie Jenner có quy mô và doanh thu thấp hơn nhiều so với những lời quảng bá "trên trời" của gia đình Kardashian - Jenner. Đại gia đình thị phi đã cho giới truyền thông, bao gồm Forbes, ăn một "quả lừa".







Gia tộc Kardashian - Jenner nổi lên từ những tai tiếng. Ảnh: Getty.

Luôn thổi phồng mọi thứ

Forbes khẳng định Kylie Jenner và mẹ cô từng mời phóng viên của tập chí này đến nhà riêng và văn phòng, thậm chí làm giả hồ sơ thuê để "chứng minh" độ giàu có tỷ USD.

"Mọi thứ gia đình Kardashian - Jenner từng làm đều được thổi phồng. Để giữ độ nóng của thương hiệu, họ viện đến chiêu này", Stephanie Wissink, nhà phân tích sản phẩm tiêu dùng của Jefferies, bình luận.

Dựa trên các dữ liệu thu thập được, cộng với tác động của dịch Covid-19 đối với các sản phẩm làm đẹp và tiêu dùng, Forbes xác định Kylie Jenner không phải là tỷ phú USD, kể cả sau khi cô thu về 340 triệu USD tiền bán cổ phần công ty.

Giống như các thành viên khác của nhà Kardashian - Jenner, Kylie Jenner bắt đầu hoạt động kinh doanh từ một vụ scandal. Trong hơn một năm, cô phủ nhận tin đồn tiêm chất làm đầy môi trước khi thú nhận sự thật vào tháng 5/2015. Nhưng Kylie Jenner không hề xấu hổ. Thay vào đó, cô và mẹ - Kris Jenner - biến vụ việc thành cơ hội tiếp thị sản phẩm.

Với số vốn 250.000 USD kiếm được từ nghề làm người mẫu, quảng cáo và diễn viên truyền hình thực tế, Kylie Jenner bán 15.000 bộ sản phẩm làm đẹp, gồm chì kẻ môi và son môi, hồi tháng 11/2015. Nhờ tiếp thị thông minh trên Instagram của Kylie Jenner, mọi bộ mỹ phẩm giá 29 USD cháy hàng trong chưa đầy một phút.



Kylie Jenner tận dụng scanndal để kinh doanh. Ảnh: Getty Images.


Cuối năm 2016, Kylie Jenner tung ra thị trường thêm hàng loạt sản phẩm và khẳng định danh tiếng trong ngành mỹ phẩm. Ngay sau khi Kim Kardashian được xuất hiện trên trang bìa Forbes tháng 7/2016, nhà Kardashian mở chiến dịch vận động để thuyết phục Forbes đưa Kylie Jenner lên trang bìa.

Bà Kris Jenner khẳng định Kylie Cosmetics đạt doanh thu tới 400 triệu USD trong 18 tháng đầu tiên. Riêng Kylie Jenner bỏ túi 250 triệu USD. Gia đình Kardashian - Jenner cung cấp cho phóng viên Forbes hồ sơ thuế, cho thấy công ty đạt doanh thu 307 triệu USD năm 2016 và Kylie Jenner kiếm được hơn 110 triệu USD trong năm đó.

Các tài liệu này có vẻ như hoàn toàn xác thực. Tuy nhiên, những bằng chứng Forbes thu thập được sau này cho thấy gia đình Kardashian - Jenner đã thổi phồng kết quả kinh doanh của Kylie Cosmetics.

ThaiBev bác tin đồn bán lại hoạt động kinh doanh ở Việt Nam



Công ty TNHH Nước giải khát Thái Lan (ThaiBev) khẳng định không có ý định bán lại hoạt động kinh doanh ở Việt Nam dưới bất kỳ hình thức nào.


Trước đó, một số đơn vị truyền thông trong nước đưa tin Tập đoàn ThaiBev đang tìm kiếm người mua lại mảng kinh doanh của doanh nghiệp này tại Việt Nam.

Ngược lại, ThaiBev cho biết doanh nghiệp hoàn toàn cam kết phát triển toàn diện hoạt động kinh doanh cốt lõi của mình tại Việt Nam, đặc biệt là đối với Tổng Công ty Cổ phần Bia - Rượu - Nước giải khát Sài Gòn (Sabeco). Chiến lược này nằm trong mục tiêu củng cố vị thế của ThaiBev là đơn vị sản xuất đồ uống lớn nhất Đông Nam Á và dẫn đầu về ngành bia.

Tuy nhiên, như đã đề cập trong các thông báo trước đó, doanh nghiệp cho biết vẫn đang thử nghiệm nhiều cách thức để tối ưu hóa danh mục tài sản và nâng cao giá trị cổ phần, bao gồm cả tiềm năng niêm yết mảng kinh doanh bia.



Lợi nhuận ThaiBev sụt giảm trong quý I. Ảnh: Reuters.


Trong quý I, ThaiBev chứng kiến lợi nhuận sụt giảm mạnh với doanh thu 61,4 tỷ baht (1,92 tỷ USD), thấp hơn 12% so với cùng kỳ năm trước. Lợi nhuận sau thuế của tập đoàn Thái Lan đạt 5,6 tỷ baht (175 triệu USD), giảm 18%.

Sản lượng tiêu thụ giảm mạnh khiến doanh thu từ ngành hàng bia của ThaiBev trong 3 tháng đầu năm 2020 thấp hơn cùng kỳ 24%, rơi xuống mức 23,7 tỷ baht (741 triệu USD). Lợi nhuận sau thuế của mảng bia trong tập đoàn này thậm chí lao dốc tới 83%, chỉ còn 205 triệu baht (6 triệu USD).

Tính trên thị trường quốc tế, doanh thu bên ngoài Thái Lan của ThaiBev giảm 38% xuống 12,2 tỷ baht (383 triệu USD). Trong đó, doanh thu của các sản phẩm rượu chỉ giảm 3% nhưng doanh thu từ bia ở thị trường nước ngoài giảm tới 46%.

Tập đoàn của tỷ phú Thái Lan lý giải nguyên nhân chính của tình trạng này là sự sụt giảm doanh số tại Sabeco.

Hà Nội đề xuất bổ sung 224 biên chế xét đặc cách giáo viên hợp đồng



UBND TP. Hà Nội vừa có tờ trình đề nghị bổ sung biên chế giáo viên tiểu học và THCS để tuyển dụng dứt điểm giáo viên hợp đồng có đóng bảo hiểm xã hội trước ngày 31/12/2015.


Theo kết quả rà soát, Hà Nội có 2.028 trường hợp giáo viên hợp đồng (GVHĐ) đủ điều kiện tuyển dụng đặc cách theo tinh thần Công văn 5378 của Bộ Nội vụ.

Để có điều kiện thực hiện việc tuyển dụng 2.028 GVHĐ theo chỉ đạo của Bộ Nội vụ, UBND TP báo cáo Thường trực HĐND TP xem xét, bổ sung biên chế giáo viên tại các trường tiểu học, THCS thuộc các quận, huyện, thị xã, để tuyển dụng dứt điểm GVHĐ.




Sau khi rà soát, UBND TP. Hà Nội cho biết, gặp khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện.

Cụ thể, biên chế viên chức khối giáo dục năm 2020 Hà Nội được giao bằng số biên chế viên chức khối giáo dục năm 2019, thấp hơn so với nhu cầu thực tế và quy định về biên chế giáo viên tại Thông tư số 16/2017 của Bộ GD&ĐT (đặc biệt là các môn Ngoại ngữ khối tiểu học; môn Toán, Văn, Ngoại ngữ khối THCS).

Để đảm bảo tuyển dụng dứt điểm số GDHĐ TP cần bổ sung số biên chế giáo viên thiếu theo định mức của Bộ GD&ĐT.

UBND TP. Hà Nội kiến nghị số lượng biên chế được bổ sung của từng đơn vị không vượt quá số biên chế tối đa theo quy định của Bộ GD&ĐT; không vượt quá số biên chế theo từng môn học.

Theo tính toán của UBND TP. Hà Nội, số lượng biên chế cần bổ sung như sau: Khối tiểu học, môn Ngoại ngữ, số giáo viên cần tối đa theo định mức của Bộ Giáo dục và Đào tạo là 958; số giao năm 2020 là 935; số chỉ tiêu giáo viên thiếu so với định mức là 23.

Khối THCS, môn Toán, số chỉ tiêu giáo viên thiếu so với định mức là 113. Môn Văn, chỉ tiêu giáo viên thiếu so với định mức là 95. Môn Ngoại ngữ, giáo viên thiếu so với định mức là 210.

Như vậy, để tuyển dụng dứt điểm số GVHĐ, UBND TP. Hà Nội cho biết cần bổ sung 224 biên chế (khối tiểu học 23 biên chế Ngoại ngữ; THCS 201 biên chế (Toán 68, Văn 75, Ngoại ngữ 58).

Theo UBND TP số biên chế dự phòng còn lại sau khi giao bổ sung để các quận, huyện, thị xã thực hiện xét tuyển là 2.468 biên chế.

Thầy Nguyễn Viết Tiến, GVHĐ trường THCS Xuân Sơn, Thị xã Sơn Tây, cho biết công tác tại trường từ lúc ra trường đến nay được 18 năm.

Sau khi rà soát, thầy đã đủ điều kiện xét đặc cách theo tiêu chuẩn của Bộ Nội vụ và của TP Hà Nội. Vì vậy, thầy mong muốn được tiếp tục sự nghiệp giáo dục tại mảnh đất này nên đã quyết định đăng ký xét tuyển đặc cách môn Toán tại trường THCS Xuân Sơn - Sơn Tây để góp phần sức lực nhỏ bé của mình cho giáo dục.

Thầy cũng mong TP. Hà Nội sớm xét đặc cách cho thầy cũng như các GVHĐ khác đủ tiêu chuẩn để các thầy cô yên tâm với sự nghiệm trồng người.

Chọn sách giáo khoa lớp 1 - phụ huynh có vai trò gì?



Nhiều giáo viên đánh giá việc đưa ban đại diện cha mẹ học sinh vào thành phần hội đồng lựa chọn sách giáo khoa chỉ mang tính hình thức.


Theo thông tư số 1/2020 của Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) về hướng dẫn lựa chọn sách giáo khoa lớp 1 theo chương trình giáo dục phổ thông mới năm học 2020-2021, hội đồng chọn sách giáo khoa phải có phụ huynh học sinh.

Tuy nhiên, nhiều trường phản ánh điều này rất khó thực hiện vì thời điểm chọn sách, không trường nào biết phụ huynh lớp 1 năm học tới là ai để mời vào hội đồng hoặc nếu mời phụ huynh học sinh lớp 1, lớp 2 đang theo học tại trường tham gia chưa thật sự đúng với tinh thần của thông tư.




Giáo viên thảo luận lựa chọn sách giáo khoa lớp 1. Ảnh minh hoạ: VTC News.

Phụ huynh có thực sự được chọn sách?

GS.TS Đinh Quang Báo, nguyên Hiệu trưởng ĐH Sư phạm Hà Nội, khẳng định, sự xuất hiện của ban đại diện cha mẹ học sinh là cần thiết. Bởi phụ huynh ngày nay khá gắn bó với việc hướng dẫn, dạy con học tại nhà. Như vậy, họ cũng cần biết sách giáo khoa ra sao để hướng dẫn con học.

Mặt khác, các vấn đề liên quan kiến thức lịch sử, địa lý, văn hóa, phong tục tập quán… địa phương, chắc chắn phụ huynh có sự am hiểu nhất định. Với những kiến thức, hiểu biết của mình, họ hoàn toàn có thể đóng góp tốt cho việc lựa chọn sách giáo khoa.

Tuy nhiên, theo chia sẻ của nhiều người trong nghề, giáo viên đọc sách giáo khoa, có chi tiết còn phải nghiên cứu đi nghiên cứu lại, huống hồ đại diện phụ huynh không phải ai cũng có đủ chuyên môn, thời gian để đọc, so sánh sách rồi đưa ra lựa chọn… Đồng thời, tất cả trường chưa tuyển sinh nên không thể cử đại diện phụ huynh là cha mẹ học sinh lớp 1 sắp tới.

Cô Nguyễn Hoàng Oanh, giáo viên trường tiểu học ở Hà Đông, Hà Nội, cho rằng việc đưa ban đại diện cha mẹ học sinh vào thành phần hội đồng lựa chọn sách giáo khoa chỉ mang tính hình thức, chưa thực sự thể hiện vai trò như Thông tư 01 quy định.

Đồng thời, những phụ huynh đại diện cho đợt chọn sách này không phải phụ huynh có con em học lớp 1 sắp tới, sao có thể đại diện?



Sách giáo khoa lớp 1 chương trình giáo dục phổ thông mới. Ảnh: VTC News.

“Phụ huynh là lực lượng giám sát”

Ông Thái Văn Tài, Vụ trưởng Vụ Giáo dục tiểu học, Bộ GD&ĐT, cho biết sự tham gia của đại diện ban cha mẹ học sinh trong Hội đồng lựa chọn sách giáo khoa của cơ sở giáo dục phổ thông có vai trò như lực lượng giám sát xã hội để đảm bảo việc thực hiện các quy trình lựa chọn công khai, minh bạch.

"Đại diện phụ huynh không có vai trò nghiên cứu chuyên môn sâu về sách giáo khoa. Công việc này do tổ chuyên môn của nhà trường thực hiện, bỏ phiếu đề xuất danh mục sách giáo khoa được lựa chọn xếp thứ tự từ cao xuống thấp", ông Tài nhấn mạnh.

Hội đồng lựa chọn sách giáo khoa sẽ thảo luận, đánh giá sách giáo khoa trong danh mục tổ chuyên môn đề xuất, căn cứ các quy định của Thông tư 01 và tiêu chí lựa chọn sách giáo khoa của UBND tỉnh để bỏ phiếu lựa chọn sách giáo khoa phù hợp cơ sở giáo dục phổ thông.

Theo Vụ trưởng Vụ Giáo dục tiểu học, nhiều trường ban đầu chưa hiểu được ý nghĩa nên lúng túng trong việc mời đại diện ban cha mẹ học sinh tham gia Hội đồng lựa chọn sách giáo khoa. Tuy nhiên, sau khi Bộ GD&ĐT có thông tin hướng dẫn, các trường đã thực hiện tốt quy định này.

"Sau khi hoàn thành lựa chọn sách giáo khoa, tới đây, Bộ GD&ĐT sẽ chỉ đạo các Sở GD&ĐT và nhà xuất bản có sách giáo khoa được lựa chọn phải lên kế hoạch chi tiết việc tập huấn giáo viên sử dụng sách giáo khoa; đảm bảo 100% giáo viên lớp 1 được tập huấn trước năm học mới", ông Tài cho biết thêm.


Theo ông Thái Văn Tài, đến hết ngày 23/5, Bộ GD&ĐT nhận được công văn của 63 Sở GD&ĐT, báo cáo kết quả lựa chọn sách giáo khoa của các trường tiểu học trên địa bàn tỉnh. 100% trường đã hoàn thành việc lựa chọn sách giáo khoa, đang công bố kết quả này tới phụ huynh, học sinh, giáo viên.

46 sách giáo khoa được Bộ trưởng GD&ĐT phê duyệt đều được lựa chọn. 61 địa phương chọn ít nhất từ 3 bộ sách trở lên, tính cả sách giáo khoa môn tự chọn tiếng Anh; trong đó 35 tỉnh chọn sách giáo khoa của cả 5 bộ.

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc làm việc với các tỉnh, thành phố vùng kinh tế trọng điểm phía nam



Sáng 30-5, tại huyện Xuyên Mộc, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc và Đoàn công tác của Chính phủ đã có buổi làm việc với lãnh đạo các tỉnh, thành phố vùng kinh tế trọng điểm phía nam để bàn các giải pháp tháo gỡ khó khăn trong sản xuất, kinh doanh; thu hút đầu tư; thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn từng địa phương và cả vùng.


Toàn cảnh hội nghị.


Phát biểu ý kiến khai mạc buổi làm việc, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cho biết, với quyết sách đúng đắn, kịp thời, đặc biệt là quyết sách “chống dịch như chống giặc”, cách ly tập trung không để lây lan ra cộng đồng, chúng ta đã đạt những kết quả rất đáng khích lệ trong công tác phòng, chống dịch Covid-19.

Tuy nhiên, trong tình hình khủng hoảng sau dịch của toàn cầu, với những lợi thế và tiềm năng vốn có của mình, các tỉnh, thành phố nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía nam cần đề xuất ý kiến, giải pháp để Thủ tướng, các Phó Thủ tướng, lãnh đạo các bộ, ngành cùng thảo luận, tìm giải pháp sớm tháo gỡ những khó khăn trước mắt cũng như lâu dài, đẩy mạnh thu hút đầu tư, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của từng địa phương và cả vùng.

Trước đó, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc và Đoàn công tác Chính phủ đã thị sát tại khu vực cảng Cái Mép - Thị Vải, dự án cầu Phước An nối hai tỉnh Đồng Nai và Bà Rịa - Vũng Tàu...

Covid-19: Thêm 8.000 ca mắc mới, Ấn Độ khẩn trương áp dụng lệnh phong tỏa giai đoạn 5

Tổng số bệnh nhân Covid-19 ở Ấn Độ lên tới 173.763 người, trong đó có 4.971 trường hợp tử vong.
Lệnh phong tỏa toàn quốc giai đoạn 4 của Ấn Độ sẽ kết thúc vào ngày 31/5 và dự kiến Bộ An ninh Nội địa Ấn Độ sẽ sớm công bố những hướng dẫn sửa đổi về việc tiếp tục áp dụng lệnh phong tỏa giai đoạn 5 trong 2 tuần tiếp theo.
Trong giai đoạn này, nhà chức trách Ấn Độ dự kiến sẽ tập trung công tác phòng chống Covid-19 tại 13 thành phố lớn như Mumbai, New Delhi, Kolkata, Chennai, Ahmedabad, Hyderabad… vốn chiếm 70% tổng số ca nhiễm cả nước.
Hiện một số bang ở Ấn Độ, kể cả khu vực Delhi, đã cho phép nối lại hoạt động đi lại cá nhân, giao thông công cộng hạn chế, mở lại các cửa hàng (trừ trong trung tâm thương mại và khu phức hợp mua sắm) và các khu công nghiệp.
Thời gian qua, Chính phủ Ấn Độ cũng đã nối lại các chuyến bay nội địa và tổ chức hàng nghìn chuyến tàu đặc biệt để chở người lao động di cư trở về quê nhà.
Không chỉ Ấn Độ, tình hình dịch Covid-19 ở các nước Nam Á khác tiếp tục diễn biến phức tạp. Nước láng giềng của Ấn Độ là Bangladesh cũng xác nhận 2.523 ca nhiễm mới trong ngày 29/5 - số ca nhiễm trong ngày cao nhất kể từ khi dịch bùng phát tại nước này hôm 8/3 vừa qua. Hiện tổng số ca nhiễm ở Bangladesh là 42.844.
Cùng ngày, Bộ Y tế Công cộng Afghanistan ghi nhận 623 ca nhiễm mới trong 24 giờ qua, nâng tổng số ca nhiễm tại nước này lên 13.659 ca. Số ca nhiễm tại Pakistan đã lên tới 66.457 ca sau khi ghi nhận thêm 2.429 ca mới còn số ca tử vong lên tới 1.395 ca.

Nga mở rộng căn cứ Hmeymim-Tartous, vị thế độc bá Trung Đông



Nga mở rộng căn cứ không-hải quân ở Syria

Tổng thống Nga Vladimir Putin đã chỉ đạo Bộ Quốc phòng Nga và Bộ Ngoại giao đàm phán với Syria về việc chuyển nhượng thêm các khu bất động sản và vùng nước ở ven bờ đông Địa Trung Hải, mệnh lệnh liên quan được công bố trên cổng thông tin pháp lý chính thức.

"Chấp nhận đề nghị của Chính phủ Liên bang Nga về việc ký Nghị định thư số 1 về thỏa thuận giữa Liên bang Nga và Cộng hòa Ả Rập Syria ký ngày 26 tháng 8 năm 2015 nhằm triển khai nhóm hàng không của Lực lượng vũ trang Liên bang Nga trên lãnh thổ Cộng hòa Ả Rập Syria" - trích chỉ thị của tổng thống .




Advertisement: 24:33







Ông Putin đã chỉ đạo Bộ Quốc phòng tổ chức các cuộc hội đàm với phía Syria với sự tham gia của Bộ Ngoại giao và sau khi đạt được thỏa thuận, thay mặt Liên bang Nga ký kết nghị định thư.

Đồng thời, tổng thống Putin cũng cho phép các cơ quan chức năng cấp dưới có thể tự thực hiện các thay đổi cho dự án được chính phủ Liên bang Nga phê duyệt, nếu đây không phải là những thay đổi mang tính nguyên tắc.

Được biết, nhóm hàng không thuộc Lực lượng hàng không vũ trụ Nga tại Syria được thành lập vào ngày 30 tháng 9 năm 2015 với mục đích tiến hành hoạt động hỗ trợ lực lượng chính phủ Syria trong cuộc chiến chống khủng bố, theo lời mời chính thức của chính quyền Damascus.

Theo thỏa thuận giữa Liên bang Nga và chính phủ Syria ký tại Damascus ngày 26 tháng 8 năm 2015 (trước khi Nga chính thức đưa quân sang Syria ngày 30/9/2015, hơn 1 tháng), nhóm hàng không vũ trụ Nga được triển khai vô thời hạn trên lãnh thổ của căn cứ không quân Hmeymim thuộc tỉnh Latakia, ở phía tây bắc Syria, giáp bờ biển Địa Trung Hải.

Tiếp theo, vào năm 2017, Liên bang Nga và Syria tiếp tục ký kết thỏa thuận về căn cứ hải quân Tartous thuộc tỉnh Latakia. Thỏa thuận này được ký kết trong thời hạn 49 năm và được tự động gia hạn thêm 25 năm nữa, tức là Nga có thể hiện diện quân sự ở Syria cho tới cuối thế kỷ 21.

Theo nội dung của thỏa thuận, lực lượng hải quân thường trực của Nga có thể hiện diện thường trực 11 tàu tại căn cứ Tartus, bao gồm cả những tàu được trang bị động cơ hạt nhân và cả tàu sân bay. Ngoài ra, Nga còn có kế hoạch mở rộng khả năng sửa chữa tàu của căn cứ.

Được biết, ngoài kế hoạch mở rộng hai căn cứ Hmeymim và Tartous, Nga còn có ý định triển khai một căn cứ không quân và một căn cứ hải quân ở đảo Síp, cách bờ biển Syria hơn 200km. Tuy nhiên, kế hoạch này tiến triển đến đâu thì chưa có thông tin cụ thể.

Nga đang nỗ lực mở rộng cả 2 căn cứ không quân và hải quân ở Syria


Nâng cao khả năng kiểm soát Địa Trung Hải

Vừa qua Nga cũng đang ráo riết thành lập lực lượng đặc nhiệm hải quân Địa Trung Hải với khoảng 10 tàu chiến hiện diện thường trực ở vùng biển này, theo mô hình Liên đội số 5 Địa Trung Hải dưới thời Liên Xô, với đối thủ chính là Hạm đội 6 của Hải quân Mỹ.

Trong thời kỳ chiến tranh lạnh, Liên Xô đã duy trì Liên đội Địa Trung Hải số 5 từ năm 1967 đến 1992. Liên đội này bao gồm từ 30-50 tàu chiến thường trực (gồm cả tàu ngầm), lúc cao điểm lên tới gần 100 chiếc, vào thời điểm “Cuộc chiến Yom Kippur” tháng 10/1973.

Với việc mở rộng các căn cứ quân sự ở Syria, với sự hiện diện của các máy bay chiến đấu và chiến hạm thường trực, Nga sẽ có lực lượng không quân và hải quân mạnh ở Trung Đông, đặc biệt là phía đông Địa Trung Hải, hình thành một thế trận tương hỗ, tạo thành chỉnh thể thống nhất của sức mạnh quân sự Nga ở Trung Đông.

Các lực lượng này được thành lập với ý định chiến lược là: Bảo vệ Syria; kiểm soát phần đông của Địa Trung Hải; bảo vệ lối vào Biển Đen và bóp nghẹt ý đồ xâm nhập Biển Đen của hải quân Mỹ-NATO; đối phó với Hạm đội 6 và ngăn chặn đường tiếp viện của Hạm đội 5 Mỹ ở vùng Vịnh Persian, qua biển Đỏ (Hồng Hải), vượt kênh đào Suez sang Địa Trung Hải hỗ trợ cho Hạm đội 6.

Về mặt địa lý, Biển Địa Trung Hải kết nối châu Âu, châu Á và châu Phi và nằm giữa trục giữa Đại Tây Dương và Ấn Độ Dương. Đây là cánh phía nam khó khăn nhất của NATO, nếu để địch thủ kiểm soát Địa Trung Hải, nó có thể đe dọa các bộ phận dễ bị tổn thương nhất của NATO.

Hơn nữa, Bắc Phi và Trung Đông, nằm ben bờ biển Địa Trung Hải, là khu vực sản xuất dầu quan trọng nhất trên thế giới và có vai trò lớn đối với sự phát triển và ổn định của nền kinh tế thế giới.

Đây cũng là một đầu mối trung tâm quan trọng cho các lực lượng Nga theo phía nam xuống châu Phi và từ phía đông xâm nhập vào Ấn Độ Dương.

Một khi Nga hiện diện ở vùng biển phía Đông Địa Trung Hải và phía Tây - giáp với phía Bắc Đại Tây Dương, họ cũng sẽ kiểm soát các kênh thương mại hàng hải của Hoa Kỳ, Châu Á và Châu Âu. Ở đây, có một số lượng lớn các tàu khổng lồ vận chuyển tài nguyên, hàng hóa và các sản phẩm công nghệ khác nhau.

Ngoài ra, nếu Nga thiết lập các căn cứ quân sự ven bở đông Địa Trung Hải, họ cũng sẽ bảo tồn sự hiện diện quân sự lâu dài của mình ở vùng biển này, đồng nghĩa với việc giữ vững vị thế địa-chính trị ở Nam Âu, Trung Đông, Bắc Phi, đặc biệt là với Thổ Nhĩ Kỳ, Hy Lạp, Iraq, Syria, Lebanon, Ai Cập, Algeria và một số quốc gia thân thiện khác.

Hải Phòng khen thưởng chiến công triệt phá hai chuyên án ma tuý lớn


- Công an TP Hải Phòng vừa biểu dương, khen thưởng cho các đơn vị có thành tích đấu tranh, triệt phá 2 ổ mua bán, vận chuyển trái phép chất ma túy số lượng lớn từ tỉnh ngoài vào Hải Phòng tiêu thụ.





Lãnh đạo TP Hải Phòng khen thưởng lực lượng Công an, Hải quan có thành tích xuất sắc


Tại buổi lễ, Bí thư Thành ủy, Chủ tịch HĐND TP Lê Văn Thành cùng Chủ tịch UBND TP Nguyễn Văn Tùng đã đến chúc mừng và biểu dương các đơn vị: Phòng Cảnh sát hình sự (PC02), Phòng Kỹ thuật hình sự (PC09), Trạm Cảnh sát giao thông Quang Trung - Phòng PC08; Công an các huyện Tiên Lãng, An Lão, Vĩnh Bảo; Phòng 5 - C04 Bộ Công an; Đội kiểm soát - Cục Hải quan và Đội đặc nhiệm phòng chống ma túy - Bộ tư lệnh Cảnh sát biển đã liên tiếp đạt nhiều chiến công trong công tác đảm bảo trật tự an toàn xã hội.


ADVERTISEMENT


Trước đó, qua công tác trinh sát, PC02 kết hợp với Đội đặc nhiệm phòng chống ma túy - Bộ tư lệnh Cảnh sát biển và Công an huyện Vĩnh Bảo triệt phá thành công đường dây vận chuyển, mua bán trái phép chất ma túy từ tỉnh ngoài vào địa bàn TP tiêu thụ.

Tang vật vụ án bao gồm 3 túi nilon chúa chất tinh thể màu trắng, 2 túi nilon chứa chất tinh thể màu trắng với tổng khối lượng 2678,29g ma túy đá; 2 xe ô tô; 4 điện thoại di động và một số giấy tờ cá nhân liên quan.



Tiếp đó, vào lúc 10h ngày 29/5, tại trạm thu phí cao tốc thuộc địa phận huyện An Lão, lực lượng chức năng đã bắt quả tang 2 đối tượng liên quan đến đường dây vận chuyển trái phép chất ma túy từ Tây Bắc về Hải Phòng tiêu thụ là Bùi Đăng Tài (SN 1992, trú tại Kinh Môn, Hải Dương) và Phùng Văn Tuấn (SN 1984, trú tại Kim Thành, Hải Dương). Đây là nhóm đối tượng khá manh động, sử dụng nhiều ô tô khác nhau hoạt động trên địa bàn huyện An Dương do Nguyễn Nhật Cường (trú tại số 420 Chợ Hàng, Lê Chân) cầm đầu.

Khám xét khẩn cấp nơi ở trọ của Cường tại xóm Hạ, xã An Hưng, huyện An Dương, lực lượng chức năng thu giữ 1 súng Colt, 77 viên đạn, 1 xe ô tô và một số tang vật có liên quan

Phòng PC02, Công an TP đang tiếp tục đấu tranh, mở rộng 2 vụ án trên, truy bắt các đối tượng và xử lý theo quy định của pháp luật.

Sở Xây dựng Đà Nẵng lên tiếng vụ tai nạn lao động chết người



Ngày 30-5, Sở Xây dựng Đà Nẵng cho hay vừa ra Công văn 3714/SXD-CCGĐ về việc tuân thủ quy định xử lý sự cố tại công trình xây dựng.

Qua kiểm tra, theo dõi, Sở Xây dựng Đà Nẵng nhận thấy một số chủ đầu tư, quản lý dự án, tư vấn giám sát, nhà thầu thi công các công trình trên địa bàn TP chưa tuân thủ quy định xử lý sự cố tại công trình xây dựng theo quy định hiện hành.


Công trình xảy ra tai nạn lao động khiến anh Hoàng Trọng D. tử vong. Ảnh: TẤN VIỆT

Cụ thể, công văn của Sở Xây dựng nhắc lại sự cố xảy ra tại hạng mục Condo 2, công trình Căn hộ du lịch cho thuê tại số 107 đường Võ Nguyên Giáp, phường Khuê Mỹ, quận Ngũ Hành Sơn.

Sở Xây dựng yêu cầu các đơn vị nghiêm túc thực hiện việc xử lý sự cố công trình theo quy định của Luật Xây dựng 2014, Nghị định 46/2015 của Chính phủ và Thông tư 04/2017 của Bộ Xây dựng.

“Trong đó lưu ý việc báo cáo sự cố, giải quyết sự cố, giám định nguyên nhân sự cố và lập hồ sơ sự cố công trình xây dựng tuân thủ theo các quy định nêu trên. Chịu hoàn toàn trách nhiệm trước pháp luật khi không tuân thủ quy định xử lý sự cố công trình theo quy định hiện hành”, công văn nêu rõ.

Sở Xây dựng Đà Nẵng giao Thanh tra Sở, Chi cục Giám định xây dựng phối hợp với các đơn vị liên quan tuyên truyền, hướng dẫn các đơn vị thực hiện đúng quy định xử lý sự cố công trình xây dựng. Đồng thời, xử lý nghiêm các trường hợp không tuân thủ theo quy định.


Như PLO đã thông tin, ngày 24-5, gia đình anh Hoàng Trọng D. (39 tuổi, ngụ phường Thủy Xuân, TP. Huế, Thừa Thiên Huế) nhận được thông báo về việc anh D. bị rơi từ công trình nhà cao tầng tại Đà Nẵng và thi thể đang được đưa về Huế.

Đến khoảng 18 giờ cùng ngày, người nhà anh D. hoảng hốt khi tiếp nhận thi thể của anh từ hai người đàn ông đi trên ô tô bốn chỗ 43A-500.92. Thi thể lúc tiếp nhận được đặt trên cáng sắt đặt thông từ hàng ghế sau ô tô ra cốp xe.

Người nhà anh D. đã giữ hai người đàn ông này lại và báo cho công an địa phương đến làm việc. Khai nhận với công an địa phương, một trong hai người cho biết anh D. bị tai nạn lao động, rơi từ tầng 16 của một công trình nhà cao tầng.

Vụ việc đang được Công an TP Đà Nẵng điều tra làm rõ.

Hai cô gái gốc Việt bị tấn công tại Úc vì Covid-19


– Tình trạng phân biệt chủng tộc liên quan đến dịch bệnh Covid-19 đang bùng phát ở Úc. Trong đó, đoạn clip ghi nhận 2 chị em gốc Việt bị tấn công ngay trên đường phố khiến dư luận bất bình.




Hồi cuối tháng 3, sau khi bị 2 thiếu niên người Úc tấn công bằng những lời lẽ phân biệt chủng tộc tại bang New South Wales, hai chị em người Úc gốc Việt Rosa và Sophie Do phải mất nhiều tuần mới ra đường trở lại.

Sự việc xảy ra khi hai chị em đang đứng chờ để băng qua đường Petersham ở ngoại ô Marrickville. Họ bị 2 thanh thiếu niên người Úc tấn công với những từ ngữ xúc phạm.

Trong đó, một người đã dùng dao đe dọa và cố đá vào người nạn nhân trước khi nhổ nước bọt vào mắt và mặt của cô Rosa.

Cô Rosa nói: "Thời điểm đó, việc nhổ nước bọt tồi tệ hơn việc đấm vào mặt ai đó" vì virus Sars-CoV-2 có thể lây lan qua giọt bắn. Cô Rosa đã phải đến gặp bác sĩ, không chỉ để xét nghiệm virus Sars-CoV-2 mà cả HIV, viêm gan B và C.



Thanh thiếu niên người Úc hung hăng dùng những lời lẽ phân biệt chủng tộc tấn công hai chị em gốc Việt ngay trên đường phố tại bang New South Wales. Ảnh: SCMP

Nhờ vào hành động điều tra nhanh chóng của cảnh sát và sự hỗ trợ của mạng xã hội, kẻ tấn công đã được xác định và bị cáo buộc 6 tội danh, bao gồm hành động tấn công và có lời lẽ khiếm nhã.

Thủ tướng Đức Merkel từ chối lời mời đến Washington dự Hội nghị G7



Thủ tướng Merkel đã trở thành nhà lãnh đạo đầu tiên trong G7 khẳng định không tham dự hội nghị thượng đỉnh sắp tới ở Washington. (Nguồn: AP)


Tờ Politico ngày 29/5 đưa tin, Thủ tướng Đức Angela Merkel đã từ chối lời mời của Tổng thống Mỹ Donald Trump tới tham dự một hội nghị thượng đỉnh G7, dự kiến diễn ra tại Mỹ.

Người phát ngôn Chính phủ Đức Steffen Seibert ngày 29/5 cho biết, Thủ tướng Merkel đã cảm ơn Tổng thống Trump về lời mời dự hội nghị thượng đỉnh G7 vào cuối tháng 6 tới tại Washington. Theo nguồn tin trên, xét bối cảnh hiện nay, cân nhắc tình hình dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp trên khắp thế giới, bà Merkel không thể nhận lời trực tiếp đến dự hội nghị ở Washington với tư cách cá nhân, song bà sẽ tiếp tục theo dõi diễn biến dịch bệnh.

Như vậy, Thủ tướng Merkel đã trở thành nhà lãnh đạo đầu tiên trong G7 (gồm Mỹ, Italy, Nhật Bản, Canada, Pháp, Đức và Anh) khẳng định không tham dự hội nghị thượng đỉnh sắp tới ở Washington.

Tháng 3 vừa qua, Tổng thống Donald Trump đã tuyên bố hoãn hội nghị thượng đỉnh G7 cùng Liên minh châu Âu (EU) dự kiến tổ chức vào ngày 10/6 tại Mỹ, do dịch Covid-19 lây lan khắp thế giới và tình trạng đi lại toàn cầu bị hạn chế.

Tuy nhiên, tuần trước, ông Trump cho rằng, đã đến lúc tổ chức một hội nghị G7 trực tiếp, đồng thời nhấn mạnh rằng, đây sẽ là một thông điệp cho thấy thế giới đang dần khôi phục trạng thái bình thường sau cuộc khủng hoảng y tế này.

Hôm 27/5, Nhà Trắng cho biết, ông Trump tin rằng sẽ "không có ví dụ nào sinh động hơn" việc tổ chức một hội nghị thượng đỉnh G7 tại Mỹ gần cuối tháng 6 cho việc mở cửa trở lại sau thời gian giãn cách xã hội.

Thủ tướng Anh Boris Johnson cũng nhấn mạnh "tầm quan trọng của việc tổ chức Hội nghị G7 theo phương thức gặp mặt trực tiếp trong tương lai gần". Trong khi đó, Tổng thống Pháp Emmanuel Macron và Chủ tịch Ủy ban châu Âu Charles Michel nhất trí tiến hành hội nghị trực tiếp "khi điều kiện y tế cho phép". Thủ tướng Canada Justin Trudeau nêu rõ, bất cứ cuộc họp trực tiếp nào cũng phải đặt yếu tố an toàn lên trên hết.

Mỹ hiện là quốc gia chịu ảnh hưởng nghiêm trọng nhất của dịch Covid-19. Tính đến 12h ngày 30/5 theo giờ Việt Nam, Mỹ đã ghi nhận tổng cộng 1.793.530 ca mắc Covid-19, trong đó 104.542 trường hợp tử vong.

Hà Nội: Nhóm thanh niên đua xe lúc rạng sáng, 1 người tử vong và 1 người nguy kịch



Sáng 30/5, thông tin từ cơ quan chức năng quận Hoàn Kiếm (Hà Nội) cho biết, đơn vị này đang khẩn trương điều tra, làm rõ vụ tai nạn giao thông xảy ra trên phố Hàng Bạc lúc rạng sáng khiến một cô gái bị thương nặng.

Theo thông tin ban đầu, vào khoảng 1h15 rạng sáng 30/5, tại ngã tư Hàng Bạc - Đinh Liệt, quận Hoàn Kiếm (Hà Nội) chị Nguyễn Mai H. (sinh năm 1999, trú tại Xuân Sơn, Sơn Tây, Hà Nội) và chị Nguyễn Thị Phương N. (sinh năm 1999, trú tại phường 25, quận Bình Thạnh, thành phố HCM) đang dắt xe máy mang BKS: 30P3- 1238 từ vỉa hè xuống lòng đường thì bị 1 xe máy (chưa xác định được biển số, người điều khiển) đi cùng đoàn khoảng 20 xe máy chạy với tốc độ cao đâm trúng rồi bỏ chạy.
Chị N. bị nhóm thanh niên đua xe vào rạn sáng ngày 30/5 đâm trúng. Hậu quả chị N. bị thương rất nặng.

Hậu quả, chị N. bị ngã xuống lòng đường, đập đầu xuống đất và bất tỉnh tại chỗ, sau đó chị N. được người thân đưa vào Bệnh viện Xanh Pôn cấp cứu.

Theo kết quả xét nghiệm tại Bệnh viện, chị N. bị tụ máu não, đang trong cơn nguy kịch.

Tiếp tục sau đó ít phút, cũng tại ngã tư Quán Sứ - Hai Bà Trưng, quận Hoàn Kiếm đã xảy ra một vụ tai nạn giữa một đoàn xe máy chạy tốc độ cao va chạm với 1 xe bồn trộn bê tông.

Hậu quả 2 thanh niên điều khiển xe máy lao thẳng vào gầm xe ô tô, 1 người tử vong tại chỗ.
Tiếp tục tại ngã tư Quán Sứ, nhóm thanh niên tổ chức đua xe đã va phải 1 chiếc xe bồn chở bê tông. Hậu quả 1 người tử vong.

Theo thông tin trên mạng xã hội chia sẻ, thì đây là một nhóm nam - nữ thanh niên tụ tập đua xe trên khu vực quận Hoàn Kiếm.

Sau khi gây tai nạn cho một cô gái, nhóm thanh niên này tiếp tục điều khiển xe bỏ chạy với tốc độ lớn.

Đến khu vực đường Quán Sứ thì va chạm với 1 xe bồn trộn bê tông. Hậu quả là 1 thanh niên tử vong tại chỗ.
Thông tin được một tài khoản Facebook chia sẻ trên mạng xã hội. Ảnh mạng Facebook.

Cách vệ sinh điều hòa để làm tăng độ mát không khí như lúc mới mua


Sử dụng điều hòa sau một thời gian, người dùng sẽ cảm thấy khả năng làm lạnh của máy suy giảm, thậm chí không được mát như ban đầu.

Sau khi sử dụng điều hòa một thời gian, việc vệ sinh cho chiếc máy điều hòa của gia đình bạn là một trong những công việc cần thiết.

Vệ sinh điều hòa thường xuyên sẽ làm mát không khí của máy, làm tăng tuổi thọ cho chiếc điều hoà của mình, giúp gia đình bạn tiết kiệm điện năng trong những ngày hè nóng như chảo lửa.

Vậy việc vệ sinh điều hòa cần thực hiện như thế nào mới đúng cách?

Theo các chuyên gia điện lạnh, trung bình sau mỗi tuần hoạt động, quạt điều hòa bị giảm đi 1% khả năng làm lạnh do bụi bẩn bám vào và khả năng làm lạnh sẽ ngày càng suy giảm hơn khi bụi bẩn ngày càng dày đặc hơn.

Nếu phải liên tục làm việc hết công suất như vậy trong một thời gian dài, không chỉ máy lạnh mà bất kỳ thiết bị nào dù đắt tiền hay tốt đến mấy cũng nhanh chóng bị giảm tuổi thọ và hư hỏng.

Bước 1: Kiểm tra xem chiếc điều hoà của gia đình bạn xem có tiếng ồn, hơi gió có ù ù và hoạt động bình thường hay không, sau đó tắt nguồn tổng của thiết bị để an toàn.

Bước 2: Dùng tuốc-nơ-vít để mở vỏ máy, nhấc mặt trước của điều hòa lên cao hơn chiều ngang và kéo ra. Sau đó, bạn dùng một miếng bọt biển nhỏ thấm nước rửa bát rồi lau rửa nhẹ nhàng. Khi rửa, bạn lưu ý không ấn tay quá mạnh làm nứt vỡ mặt nạ.

Bước 3: Gỡ tấm lưới lọc khí để lau chùi. Lưu ý, bạn nên sử dụng vòi để xịt loại bỏ bụi bẩn khỏi lưới lọc, sau đó đợi khô rồi lắp vào, lưu ý phải để thật khô khi lắp đặt vào máy, tránh tình trạng nước đang còn dẫn tới nhiễm điện.

Trong quá trình tháo tấm lưới, bạn nên sử dụng khăn và túi để hứng nước thải đọng từ điều hòa.

Vì lưới lọc làm bằng nilon nên không được dùng nước nóng trên 40 độ C để rửa và sấy vì sẽ làm nó bị biến dạng.

Bước 3: Dùng bình nước xịt từ từ vào các lá kim loại của dàn lạnh, nhưng không được làm quá tay tránh việc nước bắn tung toé khắp mọi nơi. Sau đó đóng máy đợi khoảng 30 đến 45 phút cho dàn lạnh thự sự đã khô ráo mới cắm nguồn điện vào.

Bước 4: Lau toàn bộ bề mặt ngoài bám bụi của chiếc điều hòa.

Lưu ý chỉ cắm nguồn điện vào khi cả hai dàn nóng và lạnh đều đã khô ráo nước, để tránh tình trạng bị chập điện.

Nên thực hiện vệ sinh 2 đến 3 tuần một lần, đặc biệt khi bạn sử dụng càng nhiều thì việc vệ sinh lại càng phải nhiều lần hơn.

Đoàn Thanh (Tổng hợp)

Hà Tĩnh: Đẩy mạnh hoạt động phòng, chống tác hại thuốc lá



Nhằm thực thi Luật PCTH thuốc lá, những năm qua, với sự hỗ trợ của Quỹ PCTH thuốc lá, nhiều sở, ban ngành Hà Tĩnh đã phối hợp triển khai nhiều hoạt động tuyên truyền nhằm giảm thiểu tác hại của thuốc lá.
Các pano cảnh báo về tác hại của thuốc lá được treo tại các cơ sở y tế tập trung đông người đi lại


Để tăng cường việc kiểm soát thuốc lá, thời gian qua Hà Tĩnh đã triển khai đồng bộ các giải pháp với sự tham gia của lãnh đạo tỉnh, thành lập ban chỉ đạo PCTHTL các cấp. Triển khai các hoạt động truyền thông trực tiếp, gián tiếp trên các phương tiện thông tin đại chúng, cũng như việc cam kết thi đua cá nhân, tập thể, sản xuất và treo các biển báo theo quy định. Sở Y tế Hà Tĩnh đã phối hợp chặt chẽ với các cơ quan truyền thông của tỉnh xây dựng và phát sóng, đưa tin bài các nội dung về công tác PCTHTL, các phóng sự về tuyên truyền tác hại của thuốc lá trên địa bàn tỉnh.

Từ năm 2018, Sở Y tế Hà Tĩnh đã xây dựng môi trường không khói thuốc và giám sát, đánh giá tình hình các hoạt động PCTHTL. Sở Y tế thường xuyên phối hợp với Hội Phụ nữ, đoàn thanh niên, Hội Nông dân và cộng đồng dân cư tổ chức các buổi truyền thông trực tiếp về tác hại của thuốc lá và Luật PCTHTL; tổ chức triển khai nhiều lớp tập huấn cho cán bộ chủ chốt thuộc các đơn vị y tế tuyến tỉnh thu hút hàng ngàn cán bộ, đoàn viên tham gia. Cuối năm 2019, Hà Tĩnh vinh dự được Trung ương Đoàn, Tỉnh đoàn Hà Tĩnh, Quỹ PCTH thuốc lá phối hợp tổ chức Hội thi “Tìm hiểu về Luật Phòng, chống tác hại của thuốc lá, sáng kiến về phòng, chống tác hại thuốc lá” trong ĐVTN toàn tỉnh. Hội thi nhằm phổ biến sâu rộng và đẩy mạnh công tác tuyên truyền về PCTHTL tới ĐVTN, học sinh và sinh viên. Đồng thời thúc đẩy các hoạt động tuyên truyền về tác hại của thuốc lá, góp phần xây dựng môi trường không khói thuốc và cuộc sống trong lành.


Tại tất cả các bệnh viện của Hà Tĩnh đều xây dựng bệnh viện không khói thuốc. Bên cạnh đó, các sở, ban ngành khác cũng đã tập trung, quan tâm xây dựng môi trường công sở không khói thuốc. Riêng Sở Giáo dục Hà Tĩnh cũng có nhiều hoạt động tuyên truyền PCTHTL cho học sinh với nội dung phong phú, hình thức đa dạng, rộng khắp từ việc triển khai trong các chương trình học chính khóa đến các hoạt động ngoại khóa cho học sinh các cấp.

Thời gian tới, Sở Y tế sẽ tích cực phối hợp tốt với các cơ quan, ban, ngành địa phương tổ chức các lớp tập huấn, các buổi nói chuyện chuyên đề về PCTHTL và các hoạt động tuyên truyền khác, tạo được sự lan tỏa lớn trong cộng đồng. Vì sức khỏe của chính bản thân, gia đình và cộng đồng, mỗi người hãy thay đổi lối sống, lánh xa với thuốc lá và khói thuốc lá.

Tổ chức Y tế thế giới lựa chọn chủ đề ngày Thế giới không thuốc lá năm 2020: “Bảo vệ giới trẻ khỏi ảnh hưởng của việc quảng cáo và sử dụng các sản phẩm thuốc lá”. Đây là chiến dịch được phát động nhằm kêu gọi các quốc gia cần có hành động kịp thời để bảo vệ thế hệ trẻ trước nguy cơ nghiện chất nicotine và các tác hại đối với sức khỏe của việc sử dụng thuốc lá, ngăn chặn các chiến thuật quảng cáo có hệ thống của ngành công nghiệp thuốc lá.

Nghi nhảy sông tự tử, nữ sinh lớp 9 đuối nước thương tâm

Lực lượng chức năng và người dân tìm kiếm thi thể nạn nhân

Lúc 7h sáng ngày 30/5, Phòng Cảnh sát PCCC&CNCH (PC07), Công an tỉnh Nghệ An nhận được tin báo có 1 nạn nhân đuối nước tại khúc sông thuộc bãi nổi xã Thanh Đồng, huyện Thanh Chương.

Ngay lập tức, Phòng PC07 đã chỉ đạo Đội trên sông, Đội số 7 xuất 1 xe chỉ huy, 01 xe chữa cháy, 01 xe CNCH, 02 xuồng cao su nhanh chóng đến hiện trường.

Đến khoảng 9h cùng ngày, các lực lượng chức năng đã tìm thấy thi thể nạn nhân.

Nạn nhân được xác định là cháu V. T. H. G. (SN 2005, trú ở xã Thanh Đồng, hiện là học sinh lớp 9 Trường THCS Đồng Tường).

SSI phát hành thêm 8 mã chứng quyền mới


Để tăng thêm nguồn cung cho thị trường chứng quyền, đồng thời sau một thời gian quan sát các mã chứng khoán được nhiều nhà đầu tư quan tâm, Công ty CP Chứng khoán SSI vừa niêm yết 8 mã chứng quyền mới. Tổng khối lượng phát hành đợt này lên tới 25 triệu chứng quyền, tất cả đều có tỷ lệ chuyển đổi là 1:1.


Theo SSI, 8 mã chứng quyền mới dựa trên 8 mã cổ phiếu cơ sở gồm 3 triệu chứng quyền TCB (Ngân hàng Thương mại cổ phần Kỹ thương Việt Nam), 5 triệu chứng quyền STB (Ngân hàng Thương mại Cổ phần Sài gòn Thương Tín), 5 triệu chứng quyền VPB (Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng), 1,5 triệu chứng quyền VHM (Công ty Cổ phần Vinhomes), 1,5 triệu chứng quyền VRE (Công ty Cổ phần Vincom Retail), 2 triệu chứng quyền VNM (Công ty Cổ phần Sữa Việt Nam), 5 triệu chứng quyền HPG (Công ty Cổ phần Tập đoàn Hòa Phát) và 2 triệu chứng quyền MWG (Công ty Cổ phần Đầu tư Thế giới di động). Tất cả đều có kỳ hạn 6 tháng, tỷ lệ chuyển đổi 1:1.

Trong thời gian niêm yết, Nhà đầu tư có thể mua chứng quyền do SSI phát hành tại tất cả các địa điểm giao dịch trên toàn quốc, mua online trên hệ thống SSI Webtrading, hoặc đăng ký mua online tại website của công ty. Sau khi niêm yết, Nhà đầu tư có thể mua bán lại CW trên thị trường thứ cấp tại sàn HOSE, thanh toán theo chu kỳ T+2 tương tự như cổ phiếu, chứng chỉ quỹ. Tại ngày đáo hạn, Nhà đầu tư sẽ được thanh toán chênh lệch bằng tiền với Chứng quyền đáo hạn trong trạng thái có lãi.

Từ đầu tháng 5 đến nay, cùng với thị trường cơ sở, nhiều mã chứng quyền có bảo đảm (CW) đang giao dịch sôi động trở lại và có mức sinh lời khá. Hiện, trên thị trường đang có 6 mã chứng quyền do SSI phát hành lưu hành. Các mã chứng quyền do SSI phát hành hầu hết đều có diễn biến tích cực với mức tăng giá ấn tượng hoặc thanh khoản dẫn đầu. Ấn tượng nhất phải kể đến là mã CHPG2004 của SSI phát hành CW dựa trên chứng khoán cơ sở là HPG, có thời điểm đã tăng tới 480% so với thời điểm đầu tháng 5, và là mã chứng quyền có mức tăng giá tốt nhất dựa trên cổ phiếu HPG.



Đại diện SSI cho biết, trong quá trình xảy ra dịch bệnh, do có sự chuẩn bị tốt về nhân sự, hệ thống máy tính phục vụ giao dịch, các chứng quyền của SSI vẫn được tạo lập thị trường và phòng hộ rủi ro đầy đủ. Dù nguồn cung chứng quyền có bị sụt giảm trong giai đoạn dịch bệnh, nhưng về cơ bản vẫn đáp ứng được nhu cầu giao dịch của Nhà đầu tư và giá chứng quyền bám sát biến động giá chứng khoán cơ sở. Tuy nhiên, do biến động giảm mạnh của thị trường chứng khoán, Nhà đầu tư nắm giữ chứng quyền từ trước khi có dịch hầu hết chịu thua lỗ.

Sau khi dịch bệnh bắt đầu được kiểm soát và thị trường chứng khoán hồi phục, Nhà đầu tư giao dịch chứng quyền cũ hay mới phát hành của SSI, dù với mục đích giao dịch ngắn hạn lướt sóng, hay mua nắm giữ hiện đều đạt được mức sinh lời khá. Một số chứng quyền SSI có giao dịch ấn tượng giai đoạn sau dịch có thể kể đến như CVPB2004, CMWG2004 hay CHPG2004, CFPT2003, CFPT2004Đại diện SSI cũng bày tỏ quan điểm, trong mùa dịch khi thị trường giảm mạnh, Nhà đầu tư có sự lựa chọn duy nhất để phòng hộ rủi ro là sử dụng sản phầm Hợp đồng tương lai. Sau khi dịch bệnh bắt đầu được kiểm soát, nhưng thị trường chứng khoán chưa xác định xu hướng/ xác định đáy rõ ràng, Nhà đầu tư có thể sử dụng Chứng quyền Mua như một công cụ đầu cơ phí rẻ nhưng có nhiều lợi nhuận khi thị trường tăng mạnh như tháng 4 và tháng 5 vừa qua, như một cách phân bổ tài sản.

Sở Y tế TP HCM yêu cầu khẩn đối với người nhập cảnh khám chữa bệnh


Giám đốc Sở Y tế TP HCM Nguyễn Tấn Bỉnh vừa ký công văn khẩn đề nghị các cơ sở khám chữa bệnh khi tiếp nhận người nước ngoài hoặc người Việt Nam từ nước ngoài trở về đến khám hoặc điều trị phải khai thác kỹ tiền sử nhập cảnh để đề phòng dịch bệnh Covid-19




Theo Sở Y tế TP HCM, các cơ sở này phải làm rõ thời gian nhập cảnh (tính từ ngày đi khám) của người bệnh và giấy xác nhận đã hoàn tất thời gian cách ly theo quy định.


Nếu người bệnh đã nhập cảnh trên 14 ngày và xuất trình giấy xác nhận hoàn tất thời gian cách ly thì triển khai khám chữa bệnh như quy định. Trong trường hợp phát hiện người bệnh có thời gian nhập cảnh dưới 14 ngày và chưa được cách ly đúng quy định, các cơ sở phải đưa họ và người đi kèm vào phòng cách ly. Đồng thời, liên hệ Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TP tiến hành quy trình cách ly.



ThS-BSCKII Trần Văn Sóng, Phó Giám đốc Bệnh viện Nhân Dân 115 (TP HCM), thông tin về việc bệnh viện tiếp nhận chữa bệnh cũng như phòng Covid-19 đối với người nước ngoài khi nhập cảnh TP

Đối với những người nhập cảnh qua sân bay Tân Sơn Nhất nhưng tình trạng bệnh nặng, cần được chăm sóc y tế ngay, Trung tâm Kiểm dịch Y tế quốc tế phối hợp để chuyển họ đến các bệnh viện được phân công để điều trị bệnh đang mắc và cách ly đủ 14 ngày.



Trong thời gian điều trị tại khu cách ly của bệnh viện, nếu người bệnh có kết quả xét nghiệm dương tính hoặc có triệu chứng cúm, viêm đường hô hấp cấp nghi do virus, cơ sở đó phải báo ngay với Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TP, đồng thời hội chẩn với Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới TP hoặc các bệnh viện được Bộ Y tế phân công.

Nếu phát hiện người bệnh có những vấn đề khác liên quan an ninh như không có hộ chiếu, không có thị thực nhập cảnh theo quy định... thì bệnh viện chủ động liên lạc công an địa phương, báo cáo nhanh đến Thanh tra Sở Y tế để được hỗ trợ nghiệp vụ.

Vĩnh Phúc phát triển nông nghiệp, nông thôn theo hướng bền vững



Vĩnh Phúc đẩy mạnh tái cơ cấu ngành nông nghiệp gắn với xây dựng nông thôn mới (XDNTM), từng bước nâng cao giá trị kinh tế, tăng thu nhập, hướng đến mục tiêu phát triển nông nghiệp, nông thôn theo hướng bền vững.

"Cú hích" tái cơ cấu nông nghiệp

Vĩnh Phúc là tỉnh có nhiều điều kiện tự nhiên thuận lợi cho phát triển nông, lâm nghiệp, thủy sản. Thực hiện Chương trình mục tiêu Quốc gia về xây dựng nông thôn mới và đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp, “bộ mặt” của các địa phương trong tỉnh đã có nhiều khởi sắc. Việc thực hiện tái cơ cấu lại sản xuất nông nghiệp không chỉ phát huy tiềm năng, thế mạnh của địa phương mà còn giúp người dân tăng cường tính chủ động, đổi mới tư duy sản xuất, góp phần thay đổi bộ mặt nông thôn.

Đề án Tái cơ cấu ngành nông nghiệp gắn với chuyển đổi cơ cấu lao động nông thôn tỉnh Vĩnh Phúc đến năm 2020, định hướng đến năm 2030 được thực hiện. Đây được coi là “cú hích” giúp nông nghiệp phát triển toàn diện, nông thôn được đầu tư và tạo đà cho XDNTM. Việc miễn, giảm thủy lợi phí; đầu tư xây dựng giao thông nội đồng; hoàn thiện “điện, đường, trường, trạm”, cùng nhiều cơ chế ưu tiên phúc lợi đã góp phần cải thiện đời sống vật chất và tinh thần của người nông dân.



Vườn bưởi của gia đình ông Phùng Văn Tân (xã Phú Đa, huyện Vĩnh Tường) đem lại hiệu quả kinh tế cao.

Khởi sắc phát triển nhất về nông nghiệp theo hướng bền vững ở Vĩnh Phúc đến thời điểm hiện nay là huyện Vĩnh Tường. Sản phẩm nông nghiệp hàng hóa chủ lực của huyện này được tập trung đầu tư, một số sản phẩm từng bước tiếp cận mô hình sản xuất hiện đại. Việc thí điểm dồn thửa đổi ruộng trên địa bàn tạo điều kiện để phát triển sản xuất hàng hóa găn với thị trường; hình thành nhiều vùng sản xuất đặc sản như: Vùng bưởi tại xã Vĩnh Ninh, Phú Đa; bí đỏ tại xã Yên Lập, Vũ Di; rau màu ở Tân Tiến, Đại Đồng, Thổ Tang; lúa chất lượng cao ở Vũ Di, Ngũ Kiên; ngô biến đổi gen ở Vĩnh Thịnh, Vĩnh Ninh, An Tường, Cao Đại… Nhờ đó, giá trị sản xuất ngành nông nghiệp - lâm nghiệp - thủy sản trên địa bàn đạt gần 2.000 tỷ đồng năm 2019; thu nhập bình quân đầu người trên địa bàn đạt 46 triệu đồng/người/năm, đời sống vật chất của người dân dần được nâng cao. 100% số xã trong huyện (26 xã- là huyện có số xã nhiều nhất tỉnh) đã được UBND tỉnh công nhận đạt chuẩn NTM. Vĩnh Tường cũng đã hoàn thành 9/9 tiêu chí huyện NTM và đang được tỉnh Vĩnh Phúc hoàn thiện hồ sơ đề nghị Trung ương xem xét, thẩm định huyện đạt chuẩn NTM.

Nâng cao thu nhập cho người dân

Hệ thống hạ tầng kinh tế- xã hội nông thôn được Vĩnh Phúc đầu tư khá đồng bộ; các lĩnh vực y tế, giáo dục, văn hóa xã hội có nhiều tiến bộ, an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội trong khu vực được đảm bảo, hệ thống chính được kiện toàn ổn định, đời sống nhân dân tiếp tục được nâng cao, diện mạo nông thôn từng ngày đổi mới.



Liên kết sản xuất gắn với tiêu thụ sản phẩm tại Hợp tác xã Chăn nuôi bò sữa xã Thái Hòa, huyện Lập Thạch cho hiệu quả kinh tế cao. Ảnh: Bích Phượng

Tỉnh đã áp dụng và chứng nhận quy trình thực hành sản xuất nông nghiệp VietGAP cho 33 cơ sở chăn nuôi lợn, 3 cơ sở chăn nuôi bò sữa, 9 cơ sở nuôi trồng thủy sản và 4 cơ sở sản xuất, sơ chế rau, củ... Một số vùng sản xuất tập trung, quy mô lớn theo phương thức chăn nuôi công nghiệp, đạt tiêu chuẩn VietGap đã hình thành ở nhiều địa phương như: Gia cầm ở Tam Đảo, Tam Dương; bò sữa ở Vĩnh Tường, lợn ở Lập Thạch, Sông Lô…; cung cấp một lượng lớn sản phẩm an toàn cho người tiêu dùng trong và ngoài tỉnh.

Lĩnh vực chăn nuôi cũng đang có chuyển biến rõ nét cả về tổ chức sản xuất cũng như việc chuyển dịch theo hướng tập trung, ứng dụng công nghệ cao. Giai đoạn 2016-2019, giá trị sản xuất chăn nuôi tăng bình quân 2,81%/năm, quy mô giá trị sản xuất ước thực hiện năm 2020 tăng 1,2 lần so với năm 2015. Hiện nay, tổng đàn gia súc, gia cầm của Vĩnh Phúc đạt hơn 11 triệu con, với năng suất, sản lượng không ngừng gia tăng, mang lại hiệu quả kinh tế cao. Đã hình thành một số vùng sản xuất hàng hóa tập trung lớn như: Chăn nuôi lợn tại các xã thuộc các huyện Lập Thạch, Yên Lạc; chăn nuôi gia cầm chuyên trứng, chuyên thịt tại các xã thuộc các huyện Tam Dương, Tam Đảo; chăn nuôi bò sữa tại các huyện Vĩnh Tường, Lập Thạch, Tam Đảo...

Đến nay, Vĩnh Phúc có 112/112 xã được công nhận đạt chuẩn NTM; có 4/9 huyện, thành phố được công nhận đạt chuẩn, hoàn thành nhiệm vụ xây dựng NTM; có 18 sản phẩm được công nhận đạt chất lượng sản phẩm (OCOP), trong đó 8 sản phẩm đạt 4 sao và 10 sản phẩm đạt hạng 3 sao. Bên cạnh việc cơ bản hoàn thành các tiêu chí xây dựng NTM thì những tiêu chí quan trọng nhất đều cán đích ở mức cao, thậm chí cao hơn bình quân cả nước. Năm 2019, thu nhập bình quân đạt trên 40 triệu đồng/người, tỷ lệ hộ nghèo (theo chuẩn tiếp cận đa chiều) toàn tỉnh giảm còn 1,46%. Đồng thời, tỷ lệ người dân tham gia bảo hiểm y tế trên địa bàn tỉnh tăng từ 58,0% (năm 2011) lên 92,5% dân số (năm 2019). Lao động nông thôn thu nhập khá ổn định góp phần rút ngắn khoảng cách về thu nhập giữa lao động nông thôn với đô thị.

Vĩnh Phúc phấn đấu đến hết năm 2020 có 9/9 huyện, thành phố trong tỉnh được công nhận đạt chuẩn, hoàn thành nhiệm vụ xây dựng NTM; 18 xã đạt chuẩn xã NTM nâng cao, 2 xã đạt chuẩn xã NTM kiểu mẫu, 26 thôn dân cư đạt chuẩn thôn dân cư NTM kiểu mẫu. Đến hết năm 2025, toàn tỉnh có 1 huyện đạt chuẩn huyện NTM kiểu mẫu, 50% số xã đạt chuẩn xã NTM nâng cao, 15% số xã đạt chuẩn xã NTM kiểu mẫu.

Ấm ức bị đánh vô cớ, rủ “đồng bọn” đến dằn mặt

Ấm ức vì bị đánh vô cớ Hoàng đã âm thầm nhắn tin cho "đồng bọn" đến quán để đánh Đông.
Ngày 30/5, thông tin từ Công an huyện Cẩm Xuyên (Hà Tĩnh) cho biết, đơn vị này vừa ra quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can đối với Bùi Quang Công (SN 2000, trú tại TDP 10, thị trấn Cẩm Xuyên, huyện Cẩm Xuyên) và Lê Xuân Hoàng (SN 2001, trú tại thôn 3, thị trấn Cẩm Xuyên, huyện Cẩm Xuyên) về tội “Cố ý gây thương tích”.


Hai đối tượng tại cơ quan công an. (Ảnh: C.A)


Theo tài liệu của Cơ quan điều tra, vào khoảng 0h ngày 26/5, khi Nguyễn Thành Đông (SN 2000, trú tại xã Cẩm Quan, huyện Cẩm Xuyên) đang ngồi nhậu cùng bạn thì gặp Hoàng, Đông đã mời Hoàng uống cùng nhưng bị Hoàng từ chối.
Bị từ chối, Đông cho rằng Hoàng không tôn trọng mình nên dẫn đến việc giữa hai người xảy ra lời qua tiếng lại rồi dẫn đến đánh nhau nhưng đã được mọi người xung quanh can ngăn.
Bức xúc vì bị đánh vô cớ, Hoàng nhắn tin cho đồng bọn của mình là của mình là Bùi Quang Công (SN 2000, trú tại TDP 10, thị trấn Cẩm Xuyên, huyện Cẩm Xuyên) đến để dằn mặt Đông.
Ngay sau khi nhận được tin nhắn cầu cứu của Hoàng, Công đến quán nhậu dùng con dao đã chuẩn bị sẵn từ trước chém nhiều nhát vào vùng lưng, vai, cánh tay của Đông. Cùng lúc, Hoàng dùng cốc bia thủy tinh ném mạnh vào vùng đầu của Đông.
Hậu quả, Đông bị thương, được người dân đưa đi cấp cứu tại Bệnh viện Đa khoa Hà Tĩnh, còn Công và Hoàng cùng nhau bỏ trốn, nhưng sau đó ra đầu thú./.

Mưa lớn kéo dài ở Bình Dương, một bé trai mất tích



- Mưa lớn kéo dài không chỉ gây ngập 4 ha đất nông nghiệp, nhà dân mà cuốn trôi 1 trẻ em. Trước vụ việc trên, cơ quan chức năng tỉnh Bình Dương cảnh báo đến người dân đề phòng, tránh thiệt hại.



Hôm nay (30/5), Văn phòng Thường trực Ban chỉ huy Phòng chống thiên tai – Tìm kiếm cứu nạn tỉnh Bình Dương có báo cáo nhanh về tình hình ảnh hưởng, thiệt hại do mưa lớn xảy ra vào chiều tối 29/5 và kéo dài đến sáng 30/5.
Bình Dương xuất hiện nhiều cơn mưa lớn gây ngập

Cụ thể, tại TP.Thủ Dầu Một, mưa làm bể 18m bờ Suối Giữa (phường Chánh Mỹ) gây ngập 4 ha đất sản xuất nông nghiệp; ngập 2 căn nhà gây ảnh hưởng sinh hoạt. Tại TX.Bến Cát, mưa làm sập 30m tường rào (gạch xây tô, cao 2,5 m) của hộ ông Nguyễn Văn Đậu, ở khu phố 3, phường Tân Định; ước thiệt hại 30 triệu đồng.


Ban chỉ huy Phòng chống thiên tai - Tìm kiếm cứu nạn các phường của 2 địa phương này đã huy động lực lượng hỗ trợ người dân dọn dẹp hiện trường, xác minh, đánh giá thiệt hại; thực hiện thủ tục hỗ trợ người dân khắc phục hậu quả thiên tai theo đúng quy định.


Văn phòng Thường trực Ban chỉ huy Phòng chống thiên tai - Tìm kiếm cứu nạn tỉnh Bình Dương đề nghị Ban chỉ huy Phòng chống thiên tai - Tìm kiếm cứu nạn các huyện, thị xã và thành phố tổ chức trực ban nghiêm túc, theo dõi chặt chẽ các bản tin cảnh báo, dự báo về mưa lớn, dông lốc, thông tin kịp thời đến Ban chỉ huy Phòng chống thiên tai - Tìm kiếm cứu nạn các xã, phường, thị trấn, người dân để chủ động triển khai các biện pháp phòng tránh, bảo đảm an toàn cho người, tài sản và sản xuất. Bên cạnh đó, Văn phòng thường trực yêu cầu các đơn vị chuẩn bị sẵn sàng lực lượng, vật tư, phương tiện để chủ động ứng phó, khắc phục kịp thời khi xảy ra sự cố.

Dịch COVID-19 diễn biến phức tạp tại Nam Á


Bộ Y tế và phúc lợi gia đình Ấn Độ ngày 30/5 thông báo trong 24 giờ qua nước này ghi nhận thêm 7.964 ca nhiễm mới virus SARS-CoV-2 gây bệnh viêm đường hô hấp cấp COVID-19, nâng tổng số ca nhiễm ở nước này lên 17.3763 người, trong đó số ca tử vong lên tới 4.971 sau khi ghi nhận thêm 265 ca.
Người dân đeo khẩu trang phòng lây nhiễm COVID-19 tại New Delhi, Ấn Độ. Ảnh: THX/TTXVN

Đây là số ca nhiễm và tử vong trong ngày cao nhất do COVID-19 được ghi nhận tại Ấn Độ cho đến nay.

Dự kiến, lệnh phong tỏa toàn quốc giai đoạn 4 của Ấn Độ sẽ kết thúc vào ngày 31/5, và Bộ An ninh Nội địa Ấn Độ sẽ sớm công bố những hướng dẫn sửa đổi về việc tiếp tục áp dụng lệnh phong tỏa giai đoạn 5 trong 2 tuần tiếp theo. Trong giai đoạn này, nhà chức trách Ấn Độ sẽ tập trung công tác phòng chống dịch tại 13 thành phố lớn như Mumbai, Delhi, Kolkata, Chennai, Ahmedabad, Hyderabad… vốn chiếm 70% tổng số ca nhiễm cả nước.

Trong khi đó, một số bang, kể cả thủ đô Delhi, đã được phép nối lại hoạt động đi lại cá nhân, giao thông công cộng hạn chế, mở lại các cửa hàng (trừ trong trung tâm thương mại và khu phức hợp mua sắm) và các khu công nghiệp. Trong thời gian qua, Chính phủ Ấn Độ cũng đã nối lại các chuyến bay nội địa và vận hành hàng nghìn chuyến tàu hỏa đặc biệt để chở người lao động di cư trở về quê nhà.


Trong khi đó, Bangladesh cũng xác nhận 2.523 ca nhiễm mới trong ngày 29/5 - số ca nhiễm trong ngày cao nhất kể từ khi dịch bùng phát tại nước này hôm 8/3 vừa qua. Hiện tổng số ca nhiễm ở Bangladesh là 42.844.

Cùng ngày, Bộ Y tế Công cộng Afghanistan ghi nhận 623 ca nhiễm mới trong 24 giờ qua, nâng tổng số ca nhiễm tại nước này lên 13.659 ca. Trong khi đó, số ca nhiễm tại Pakistan đã lên tới 66.457 ca sau khi ghi nhận thêm 2.429 ca mới trong ngày 29/5. Số ca tử vong ở nước này hiện là 1.395 ca.

Tông dải phân cách, 4 người trên xế hộp trọng thương


Đang lưu thông trên tuyến Quốc lộ 1A, đoạn qua địa bàn huyện Can Lộc (Hà Tĩnh), chiếc xế hộp bất ngờ mất lái tông vào dải phân cách cứng giữa đường khiến 4 người trên xe bị thương nặng.




Trưa ngày 30-5, tin từ Đội CSGT huyện Can Lộc, tỉnh Hà Tĩnh cho biết trên địa bàn huyện này vừa xảy ra một vụ tai nạn giao thông khiến 4 người, trong đó có 2 cháu nhỏ bị thương nặng.


Theo đó, vào khoảng 9 giờ sáng nay 30-5, trong lúc đang lưu thông trên tuyến quốc lộ 1A, đoạn qua địa phận xã Thiên Lộc, huyện Can Lộc, chiếc xe ôtô mang BKS 38A-217.xx (chưa rõ danh tính người điều khiển), di chuyển theo hướng Nam-Bắc chở theo một người phụ nữ và 2 cháu nhỏ (chưa rõ danh tính) thì bất ngờ mất lái tông vào dải phân cách cứng ở giữa đường.



Hiện trường vụ tai nạn

Cú tông mạnh khiến tài xế và 3 mẹ con trên xe bị thương, trong đó có 1 cháu bé bị thương nặng trong tình trạng nguy kịch, được người dân đưa đi cấp cứu sau đó.



Tại hiện trường, phần đầu chiếc xe bị móp méo, biến dạng.



Hiện trường vụ tai nạn

Nhận được tin báo, lực lượng chức năng đã nhanh chóng mặt để bảo vệ hiện trường, điều tiết giao thông, điều tra nguyên nhân vụ tai nạn.

Đà Nẵng kêu gọi đầu tư vào các dự án nông nghiệp



Ngày 30/5, ông Phạm Phú Sơn, Chủ tịch UBND huyện Hòa Vang (TP.Đà Nẵng) cho biết, huyện đã có văn bản mời gọi doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp công nghệ cao tại địa bàn các xã Hòa Khương, Hòa Phong, Hòa Phú theo quy hoạch đã được UBND thành phố Đà Nẵng phê duyệt.

Cụ thể, vùng sản xuất các sản phẩm nông nghiệp an toàn ứng dụng công nghệ cao xã Hòa Khương và xã Hòa Phong, có diện tích đất nghiên cứu quy hoạch 16,2137 ha. Vùng Nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao xã Hòa Khương, diện tích đất nghiên cứu quy hoạch 28,8395 ha. Vùng Nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao xã Hòa Phú, diện tích đất nghiên cứu quy hoạch 20,9023 ha.

Mô hình sản xuất rau sạch ứng dụng công nghệ cao trên địa bàn TP. Đà Nẵng.


Theo ông Phạm Phú Sơn, huyện Hòa Vang sẽ tạo điều kiện thuận lợi để doanh nghiệp đầu tư vào các Khu, vùng nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao; với các sản phẩm nông nghiệp sạch, thân thiện môi trường, ứng dụng công nghệ sinh học. Sản xuất giống cây trồng, vật nuôi có năng suất, chất lượng cao, đảm bảo thực phẩm an toàn. Dự án trồng, sản xuất dược phẩm, dược liệu…

Để khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp, thành phố Đà Nẵng đã ban hành chính sách hỗ trợ đầu tư vào lĩnh vực này với nhiều ưu đãi, như: hỗ trợ 50% chi phí giải phóng mặt bằng, nhưng không quá 3 tỷ đồng/dự án; hỗ trợ đầu tư hạ tầng cơ sở sản xuất (nhà xưởng, thiết bị sản xuất, bảo quản, tưới tiêu) 50% chi phí, nhưng không quá 2 tỷ đồng/dự án; hỗ trợ xây dựng, trình diễn mô hình sản xuất nông nghiệp ứng dụng CNC 50%, nhưng không quá 1 tỷ đồng/mô hình; hỗ trợ 100% lãi suất vay đầu tư trong 3 năm với mức vay tối đa 10 tỷ đồng/dự án…

VNA xin vay 12.000 tỷ lãi suất 0%: Cơ sở nào?



Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp vừa đề nghị Nhà nước hỗ trợ 12.000 tỷ đồng cho Vietnam Airlines (VNA) và bắt đầu giải ngân từ tháng 4/2020 để bổ sung dòng tiền nhằm vượt qua khủng hoảng Covid-19. Hỗ trợ này được đề xuất thực hiện dưới dạng cho vay lãi suất 0% trong thời hạn tối thiểu 3 năm.

Vietnam Airlines xin Nhà nước hỗ trợ 12.000 tỉ đồng để vượt qua giai đoạn khó khăn do dịch Covid-19


Nêu quan điểm về đề xuất trên, cả chuyên gia và ĐBQH đều cho rằng chính sách hỗ trợ cần bảo đảm công bằng, công khai, minh bạch, đúng quy định pháp luật.

PGS.TS Nguyễn Thiện Tống cho biết, điều quan trọng nhất trong chính sách hỗ trợ là phải bảo đảm tính cạnh tranh công bằng.




Vị chuyên gia nhấn mạnh, dịch bệnh có tác động tiêu cực tới toàn bộ nền kinh tế nói chung, trong đó có lĩnh vực hàng không. VNA là một hãng hàng không chắc chắn không tránh khỏi bị ảnh hưởng, tuy nhiên, cùng với VNA còn có nhiều hãng hàng không khác cũng đang phải chịu ảnh hưởng rất lớn.

Trong trường hợp này, vị chuyên gia cho rằng, mọi chính sách hỗ trợ đều phải tuân theo quy luật thị trường, không thể quá ưu ái cho doanh nghiệp nhà nước mà bỏ quên doanh nghiệp tư nhân được.

Theo đó, chính sách hỗ trợ cần tham khảo từ cách thực hiện của các nước trên thế giới, trong đó, phải đặc biệt làm rõ cơ sở để đưa ra con số 12.000 tỷ để hỗ trợ là gì? Vì sao là con số này mà không phải là con số thấp hơn hoặc cao hơn?

Tiếp nữa là cơ chế hỗ trợ cho ngành hàng không khác với các lĩnh vực kinh doanh khác thế nào? Có sự phân biệt nào trong chính sách hỗ trợ cho doanh nghiệp nhà nước với doanh nghiệp tư nhân không?

"Doanh nghiệp nhà nước vốn đã có nhiều lợi thế hơn doanh nghiệp tư nhân, trong trường hợp cho VNA vay thêm 12.000 tỷ đồng, nghĩa là doanh nghiệp này có thêm nguồn lực để chi trả cho các khoản chi phí khác, hoặc cũng có thể giảm giá vé mà không sợ lỗ. Nếu như vậy, hãng hàng không tư nhân không được hỗ trợ sẽ gặp thêm bất lợi, không thể cạnh tranh được", vị PGS nói.

Nhìn một cách toàn diện, PGS Nguyễn Thiện Tống cho rằng chính sách hỗ trợ cần dựa trên nguyên tắc công bằng giữa các thành phần kinh tế, không nên lấy riêng VNA hay một doanh nghiệp nhà nước nào để làm tiêu chuẩn xác định hỗ trợ.

Hơn nữa, chính sách hỗ trợ phải dựa trên chính sách tổng thể, từ gói hỗ trợ chung sẽ chia theo các gói hỗ trợ riêng cho từng ngành, từng lĩnh vực, tỉ lệ hỗ trợ phụ thuộc vào quy mô, tính chất của từng doanh nghiệp, từng ngành nghề.

Cũng cho rằng chính sách hỗ trợ cần phải bảo đảm tính công bằng, các doanh nghiệp tư nhân hay doanh nghiệp nhà nước đều cần được đặt ngang nhau trên cùng một sân chơi trong một nền kinh tế, ĐBQH ông Lê Công Nhường (Bình Định) đặt câu hỏi: Xin hỗ trợ cho VNA vậy còn các hãng hàng không khác thì sao?

Nhắc lại lời của một chuyên gia kinh tế trước đó đã nói "các doanh nghiệp nhà nước hãy thôi than vãn và xin hỗ trợ", vị đại biểu đoàn Bình Định cho biết, VNA là doanh nghiệp nhà nước đã nhận được rất nhiều cơ chế ưu đãi cũng như ưu thế so với các hãng hàng không tư nhân khác. Cụ thể như VNA được sở hữu một thương hiệu quốc gia được xây dựng từ rất lâu đời; VNA có rất nhiều doanh nghiệp con hậu thuẫn phía sau như các công ty kinh doanh dịch vụ, vận tải sân bay, và cũng có cả cổ phần ở các hãng hàng không tư nhân khác...

Vì lý do này vị đại biểu cho rằng, VNA cần được đặt công bằng với các doanh nghiệp khác trong thực hiện chính sách hỗ trợ.

"Với sự ảnh hưởng của dịch bệnh, các cơ quan chức năng có thể đánh giá, khoanh nợ, miễn giảm thuế cho VNA.

Hỗ trợ cho VNA hay bất kỳ doanh nghiệp nào cũng cần thực hiện theo quy định của pháp luật, không thể cho VNA vay với lãi suất 0% còn các doanh nghiệp khác vay phải trả lãi hay lãi suất thấp được.

Mặt khác, vốn vay từ ngân hàng cũng chính là nguồn lực được huy động từ dân, ngân hàng phải trả lãi. Nếu cho VNA vay với lãi suất 0% thì phần lãi ngân hàng đã huy động ai sẽ phải chịu?. Vì thế, đề xuất trên chưa thật sự mang tính thị trường và chưa thật sự bảo đảm tính công bằng", vị đại biểu phân tích.

Trang bị “cẩm nang” sử dụng vật liệu nổ an toàn cho doanh nghiệp

- 85 học viên đến từ các tổ chức, doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh tham gia lớp huấn luyện kỹ thuật an toàn vật liệu nổ công nghiệp do Sở Công thương Hà Tĩnh tổ chức vào sáng 30/5.


Phó Giám đốc Sở Công thương Lê Xuân Từ phát biểu khai mạc lớp tập huấn.

Trong 2 ngày (từ 30-31/5), các học viên tham gia lớp huấn luyện sẽ được TS. Nguyễn Thế Hà - Giảng viên Trường Cao đẳng Than - Khoáng sản Việt Nam cung cấp những vấn đề quan trọng trong sử dụng vật liệu nổ công nghiệp như: khái quát chung vật liệu nổ công nghiệp; quản lý nhà nước về vật liệu nổ công nghiệp; một số quy định kỹ thuật an toàn về vật liệu nổ công nghiệp…

TS.Nguyễn Thế Hà cung cấp thông tin cho các học viên

Đồng thời, thông tin cụ thể về các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan đến lĩnh vực này như: Nghị định số 71/2018/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều của Luật Quản lý vũ khí vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ về vật liệu nổ công nghiệp và tiền chất thuốc nổ; Thông tư số 13/2018/TT-BCT của Bộ Công thương quy định về quản lý, sử dụng vật liệu nổ công nghiệp, tiền chất thuốc nổ sử dụng để sản xuất vật liệu nổ công nghiệp...

Tại lớp huấn luyện, các học viên còn được tham gia trao đổi trực tiếp với giảng viên để cùng tháo gỡ, giải quyết các vấn đề khó khăn trong quá trình sử dụng vật liệu nổ công nghiệp tại doanh nghiệp.

Học viên theo dõi thông tin về một số quy định kỹ thuật an toàn về vật liệu nổ công nghiệp.

Đây là những kiến thức quan trọng, hữu ích giúp các học viên nắm vững quy định của pháp luật và có các biện pháp nghiệp vụ để bảo đảm an toàn trong quá trình sử dụng vật liệu nổ công nghiệp.

Được biết, kinh phí tổ chức lớp tập huấn do Sở Công thương chi trả để góp phần hỗ trợ các doanh nghiệp bị ảnh hưởng do dịch Covid-19.

Kết thúc lớp tập huấn, các học viên được tổ chức thi sát hạch và cấp giấy chứng nhận công nhận hoàn thành chương trình huấn luyện kỹ thuật an toàn vật liệu nổ công nghiệp.

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc làm việc với các tỉnh, thành phố vùng kinh tế trọng điểm phía Nam


Sáng 30/5/2020, tại tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cùng các Phó Thủ tướng chủ trì Hội nghị Thủ tướng Chính phủ làm việc với các tỉnh, thành phố vùng kinh tế trọng điểm phía Nam.
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc phát biểu.
Các đại biểu dự hội nghị.
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc thăm Công ty Hyosung, Hàn Quốc.
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc thị sát dự án cầu Phước An.
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc thị sát cầu hạ lưu Cảng Cái Mép.

Nguyên Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Vũ Mão từ trần



Ngày 30/5, Ban Bảo vệ, chăm sóc sức khỏe cán bộ Trung ương thông báo: Ông Vũ Mão nguyên Ủy viên Trung ương Đảng, nguyên Chủ nhiệm Ủy ban Đối ngoại của Quốc hội, sau một thời gian lâm bệnh hiểm nghèo, mặc dù được Đảng, Nhà nước, tập thể các giáo sư, bác sỹ tận tình cứu chữa, gia đình hết lòng chăm sóc, nhưng do tuổi cao sức yếu, ông đã từ trần vào hồi 01 giờ 39 phút, ngày 30 tháng 5 năm 2020 tại nhà riêng P206, nhà N3, ngõ 36, phố Vạn Bảo, quận Ba Đình, thành phố Hà Nội.

Ông Vũ Mão, sinh ngày 19/12/1939 tại Hà Nội.

Ông từng tham gia Thiếu sinh quân Việt Nam, sau đó đi học ở Trường thiếu sinh quân Việt Nam tại Quế Lâm, Trung Quốc, và học văn hóa tại Nam Ninh, Trung Quốc, sau đó được đưa về nước và học hoàn tất chương trình Trung học tại trường Ngô Quyền (Hải Phòng).

Nguyên Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Vũ Mão từ trần ở tuổi 81.

Ông Vũ Mão đã trải qua quá trình hoạt động cách mạng, công tác ở nhiều lĩnh vực khác nhau.

Ông là Ủy viên Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam các khóa V, VI, VII, VIII, IX (từ năm 1982 đến năm 2006). Đại biểu Quốc hội khóa VIII.

Ông Vũ Mão từng giữ các chức vụ Chủ nhiệm Ủy ban Thanh niên, thiếu niên và nhi đồng của Quốc hội; Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội và Hội đồng Nhà nước; Chủ nhiệm Ủy ban đối ngoại của Quốc hội. Ông nghỉ hưu từ tháng 1 năm 2008.

Trước khi từ trần, ông là Chủ tịch Hội hữu nghị Việt Nam - Campuchia, Trưởng ban Liên lạc Cựu cán bộ Đoàn Thanh niên Trung ương, Trưởng ban Liên lạc Cựu thiếu sinh quân Việt Nam.