Chủ Nhật, 30 tháng 6, 2019

Kiệt tác si hóa thạch giá hơn 10 cây vàng; Vảy cá miền Tây đắt hàng, giá cao không tưởng


Kiệt tác si hóa thạch giá hơn 10 cây vàng; Vảy cá miền Tây đắt hàng, giá cao không tưởng - 1
Cây thuộc dòng bonsai nhỏ nhưng có gốc lớn, nổi những u cục tứ diện.
Cây si cổ này có tên “Quần long bàn thạch”. Khó có thể xác định cây bao nhiêu năm tuổi nhưng với gốc u cục như vậy cây cũng phải đến 100 năm, chủ cây cho biết.
Đây là tác phẩm si cổ mini bán với giá 400 triệu đồng trong cuộc đấu giá tại triển lãm cây cảnh Yên Tử (2018). Chủ nhân của tác phẩm là anh Sang (Hải Dương).

Kiệt tác si hóa thạch giá hơn 10 cây vàng; Vảy cá miền Tây đắt hàng, giá cao không tưởng - 2
Bông tán phân chia hợp lý nhằm phô được bộ gốc cổ thụ hiếm có.
Người chiến thắng trong cuộc đấu giá là anh Lộc (Hải Dương). Anh cho biết, đây là cây si cổ hóa thạch có nguồn gốc ở Đông Anh (Hà Nội)
“Tôi vừa nhượng lại cho anh Sang với giá cao hơn thời điểm đấu giá. Không muốn bán nhưng anh em quá thích cây này nên tôi nhượng lại chứ tiền nong cũng không quan trọng”, anh Lộc chia sẻ.

Kiệt tác si hóa thạch giá hơn 10 cây vàng; Vảy cá miền Tây đắt hàng, giá cao không tưởng - 3
Bộ răm rất nhỏ cũng được làm rất công phu.
Theo giới chơi cây đánh giá, đây là một kiệt tác trong trong dòng cây cảnh bonsai nghệ thuật tầm nhỏ cây được làm tỉ mỉ công phu. Giá trị nghệ thuật rất cao, đòi hỏi người nghệ nhân xưa phải kiên trì, cắt giật từng chút một.
Cụ thể, cây si cổ có chiều cao khoảng 30cm, bóng tán rộng khoảng 50cm. Thân mốc meo, xù xì nổi u cục tứ diện. Cây si được trồng trên đất và ký một ít đá, 9 ngọn tỏa ra xung quanh trên một bệ rễ vững chãi đúng như tên của tác phẩm.
Bộ răm rất nhỏ cũng được làm rất công phu. “Cây nhỏ thì làm răm lại càng khó hơn cây lớn”, anh Lộc cho biết.
Kỳ lạ thương lái tranh mua vảy cá ở miền Tây với giá rất cao

Nhiều người dân ở làng khô Phú Thọ không hiểu các thương lái thu mua vảy cá để làm gì, tuy nhiên với họ, bán được thứ bỏ đi này là có thêm chút thu nhập.
Nhiều người dân ở làng khô Phú Thọ không hiểu các thương lái thu mua vảy cá để làm gì, tuy nhiên với họ, bán được thứ bỏ đi này là có thêm chút thu nhập.
Từ thông tin phản ánh của người dân, PV tìm đến làng khô Phú Thọ tìm hiểu sự việc thì đúng như người dân phản ánh. Tại đây, theo người dân cho biết, việc thương lái thu mua vảy cá đã xuất hiện từ năm 2017, tuy nhiên thời điểm này giá chỉ có 500 đồng/kg còn hiện tại là 5.000 đồng/kg, thậm chí tăng lên 10.000 đồng/kg.
Một người dân chuyên thu mua cá lóc rồi làm khô bán cho biết, ban đầu những người thu mua vảy cá chỉ có 500 đồng/kg, sau đó tăng dần lên 2.000 đồng/kg. Thời gian gần đây có thêm nhiều thương lái khác đến tranh mua, giá từ 10.000 -12.000 đồng/kg.
Còn theo ông Đỗ Công Bình - giám đốc Công ty CP khô Tứ Quý (huyện Tam Nông, Đồng Tháp) cho biết, thời gian qua có nhiều thương lái đến gặp ông bàn chuyện thu gom vảy cá từ những hộ làm khô. Vảy cá họ thu mùa chủ yếu là cá lóc, cá sặc rằn.
Cũng theo ông Bình, nhiều lần hỏi thăm những người thu mua vảy cá để nhằm mục đích gì, tuy nhiên các thương lái không cho biết. Ông Bình nói: “Vảy cá lóc, cá sặc rằn lượng collagen rất ít, nếu họ mua về chỉ có thể xay ra làm thức ăn cho cá".
Còn bà Võ Thị Lệ Hoa thu gom vảy cá cho một thương lái ở TP Cao Lãnh  (Đồng Tháp) gần 1 năm nay. Tuy nhiên, bà cũng cảnh giác với cách mua bán lạ đời này bằng cách yêu cầu thương lái đặt cọc 20 triệu đồng, bà mới đồng ý thu gom vảy cá.
Liên quan chuyện thương lái thu mua vảy cá, Phòng Nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện Tam Nông vẫn chưa nắm thông tin. Sau khi báo chí phản ánh, đơn vị này cho biết sẽ tìm hiểu vụ việc.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét