Chủ Nhật, 30 tháng 6, 2019

Điều bất ngờ về kinh tế của đất nước "ngồi" trên 340 tấn vàng


Điều bất ngờ về kinh tế của đất nước ngồi trên 340 tấn vàng - 1
Năm 2013, hãng thông tấn Mehr của Iran đăng tải thông tin cho thấy có 15 mỏ vàng đang khai thác ở nước này.

Điều bất ngờ về kinh tế của đất nước ngồi trên 340 tấn vàng - 2
Ông Behrouz Borna (phó giám đốc cơ quan khảo sát địa chất Iran) cho biết trữ lượng vàng của Iran ước tính 340 tấn. Iran đứng thứ 12 châu Á và thứ 42 thế giới về trữ lượng vàng.

Điều bất ngờ về kinh tế của đất nước ngồi trên 340 tấn vàng - 3
Năm 2012, hãng tin Fars dẫn lời ông Borna cho hay Iran có 68 loại khoáng sản khác nhau.

Điều bất ngờ về kinh tế của đất nước ngồi trên 340 tấn vàng - 4
Theo số liệu của World Bank, GDP của Iran năm 2017 là hơn 454 tỷ USD và GDP bình quân đầu người của nước này là 5.593,854 USD/năm (~130 triệu đồng/năm).

Điều bất ngờ về kinh tế của đất nước ngồi trên 340 tấn vàng - 5
Trong tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của Iran, công nghiệp và dịch vụ chiếm tỷ trọng lớn, nông nghiệp chiếm hơn 9,1%.

Điều bất ngờ về kinh tế của đất nước ngồi trên 340 tấn vàng - 6
World Bank cho hay, nền kinh tế Iran đặc trưng với lĩnh vực khai thác hydrocarbon, nông nghiệp và dịch vụ, sản xuất chế tạo, dịch vụ tài chính. Chính phủ Iran đã thực hiện đa dạng hóa nền kinh tế.

Điều bất ngờ về kinh tế của đất nước ngồi trên 340 tấn vàng - 7
Iran cũng có ngành công nghiệp ô tô. Theo hãng thông tấn Fars, nước này sản xuất hơn 1 triệu xe hơi và xe thương mại trong năm 2014, trong đó có 925.975 chiếc xe hơi. Sản lượng ô tô của Iran tăng 46,7% trong năm 2014 so với năm 2013.

Điều bất ngờ về kinh tế của đất nước ngồi trên 340 tấn vàng - 8
IKCO Samand được xem là "xe quốc gia" do công ty Iran Khodro (IKCO) sản xuất. Ngành công nghiệp ô tô Iran phát triển trong hơn 5 thập kỷ.

Điều bất ngờ về kinh tế của đất nước ngồi trên 340 tấn vàng - 9
Năm 2011, nước này từng sản xuất hơn 1,6 triệu ô tô. Xe hơi Iran cũng được xuất khẩu sang các nước khác.

Điều bất ngờ về kinh tế của đất nước ngồi trên 340 tấn vàng - 10
Iran đứng thứ hai thế giới về trữ lượng khí đốt thiên nhiên, thứ tư về trữ lượng dầu thô. 

Điều bất ngờ về kinh tế của đất nước ngồi trên 340 tấn vàng - 11
Theo Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ OPEC, trữ lượng dầu thô của Iran là 1853,4 tỷ thùng.  Masjid-i-Sulaiman là giếng dầu đầu tiên của Iran được phát hiện năm 1908.

Điều bất ngờ về kinh tế của đất nước ngồi trên 340 tấn vàng - 12
Ngày 10/8/2018, hãng thông tấn Mehr cho biết quỹ tiền tệ quốc tế IMF dự đoán kinh tế Iran sẽ vượt qua Tây Ban Nha, Ả Rập Saudi và Canada trở thành nền kinh tế lớn thứ 15 thế giới trong năm 2021 tức vượt 3 bậc so với hiện nay.

Điều bất ngờ về kinh tế của đất nước ngồi trên 340 tấn vàng - 13
Theo dự đoán, GDP của Iran năm 2021 là 2095 tỷ USD sẽ cao hơn Tây Ban Nha, Canada và Ả Rập Saudi.

Điều bất ngờ về kinh tế của đất nước ngồi trên 340 tấn vàng - 14
Theo số liệu tháng 4/2018, thống kê của Spectator Index cho thấy chỉ số tăng trưởng GDP của Iran xếp thứ 10 châu Á ở mức 4% kể từ đầu năm 2018. 

Điều bất ngờ về kinh tế của đất nước ngồi trên 340 tấn vàng - 15
Iran là nước sản xuất nhiều saffron nhất thế giới. Đây được ví là "vàng đỏ" với giá bán lên đến hàng trăm triệu đồng/kg và được xuất khẩu sang nhiều nước.

Tổng cục Thuế lên tiếng vụ bổ nhiệm 4 lãnh đạo trên 55 tuổi


Tổng cục Thuế lên tiếng vụ bổ nhiệm 4 lãnh đạo trên 55 tuổi - 1
Triển khai kế hoạch thanh tra thường xuyên, Thanh tra Bộ Nội vụ đã tiến hành thanh tra công tác tổ chức cán bộ tại các đơn vị thuộc ngành Thuế, bao gồm cơ quan Tổng cục Thuế và 17 Cục Thuế trực thuộc Tổng cục Thuế.
Kết thúc thanh tra, ngày 07/6/2019, Thanh tra Bộ Nội vụ đã có Kết luận, trong đó đề cập tới việc 141 công chức Thuế giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý tại các Cục Thuế tỉnh, thành phố chưa đáp ứng một hoặc một số điều kiện, tiêu chuẩn đối với chức vụ hiện giữ theo quy định của Bộ Tài chính và Tổng cục Thuế.
Đáng chú ý, có 4 trường hợp lãnh đạo bổ nhiệm khi trên 55 tuổi.
Trả lời cho vấn đề này, Tổng cục Thuế cho biết, 4 trường hợp trên đều ở các đơn vị khó khăn về nguồn cán bộ và là phương án duy nhất đủ khả năng có thể xem xét bổ nhiệm.
"Được sự thống nhất của Ban Thường vụ tỉnh uỷ/thành uỷ các tỉnh/thành phố liên quan, Tổng cục Thuế đã áp dụng theo hướng dẫn số 09/HD-BTCTW của Ban Tổ chức Trung ương về tuổi bổ nhiệm lần đầu khi còn thời gian công tác trên 2/3 nhiệm kỳ để xem xét bổ nhiệm tại các đơn vị này," đại diện ngành thuế lên tiếng.
Bên cạnh đó, theo kết luận của Bộ Nội vụ, có các trường hợp thiếu điều kiện tiêu chuẩn văn bằng chứng chỉ như: bằng trung cấp lý luận chính trị, chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ đối với ngạch công chức hiện giữ, chứng chỉ bồi dưỡng quản lý lãnh đạo cấp phòng, chi cục.
Cùng với đó, một số công chức giữ chức vụ lãnh đạo cấp phòng và tương đương nhưng đang giữ ngạch công chức là cán sự. Có 2 trường hợp công chức giữ chức vụ Phó trưởng phòng được tiếp nhận năm 2011, 2012 chưa được tuyển dụng theo quy định. Cụ thể các trường hợp trên như sau:
Về kết luận một số trường hợp thiếu bằng trung cấp lý luận chính trị, Tổng cục Thuế dẫn quy định số 12 của Ban Tổ chức Trung ương và Ban Tư tưởng văn hóa Trung ương về việc xác định trình độ lý luận chính trị cho thấy, các công chức có bằng đại học chuyên ngành kinh tế được công nhận có trình độ lý luận tương đương trung cấp.
"Các trường hợp nói trên đều có bằng đại học chuyên ngành kinh tế nhưng chưa làm thủ tục xác nhận trình độ lý luận chính trị tương đương trung cấp nên được cho là chưa đáp ứng đủ tiêu chuẩn về trình độ lý luận chính trị", Tổng cục Thuế khẳng định.
Phía Tổng cục Thuế cũng cho hay, đến thời điểm hiện tại, các trường hợp thiếu điều kiện nêu trên đều đang được các cục thuế bố trí đi học hoặc đã có quyết định cử đi học các lớp cao cấp lý luận chính trị hoặc trung cấp lý luận chính trị để hoàn thiện tiêu chuẩn theo yêu cầu của đoàn thanh tra.
Về việc một số trường hợp thiếu chứng chỉ bồi dưỡng quản lý lãnh đạo cấp phòng, chi cục, ngành thuế giải thích, trước đây trong quy định tiêu chuẩn chức danh lãnh đạo chưa quy định điều kiện này. Chỉ từ tháng 4/2017, quy định có chứng chỉ bồi dưỡng quản lý lãnh đạo cấp phòng, chi cục là điều kiện bắt buộc.
"Một số trường hợp đã bổ nhiệm trước đây, hoặc ngay thời điểm vừa ban hành tiêu chuẩn nên thiếu điều kiện này. Đến thời điểm hiện tại cơ bản các trường hợp này đã có chứng chỉ, một số ít trường hợp đang học để hoàn thiện theo quy định," phía ngành thuế cho hay.
"Tại phần kiến nghị nêu tại Kết luận 270 nêu trên, Thanh tra Bộ Nội vụ yêu cầu cơ quan Thuế chỉ đạo các công chức nêu trên phải bổ sung, hoàn chỉnh các điều kiện theo đúng quy định. Hiện nay, Tổng cục Thuế đã chỉ đạo toàn ngành thực hiện kết luận nêu trên theo đúng quy định của pháp luật", ngành thuế khẳng định

Ông Phạm Nhật Vượng cùng tỷ phú người Thái mất hàng nghìn tỷ đồng trong 1 ngày



Thị trường chứng khoán chiều qua (27/6) đã trải qua một phiên giao dịch tồi tệ khi các chỉ số lao dốc mạnh vào cuối phiên. VN-Index mất tới 16,02 điểm tương ứng 1,67% còn 943,11 điểm và HNX-Index mất 0,99 điểm tương ứng 0,96% còn 102,96 điểm.

Toàn thị trường bị nhấn chìm trong sắc đỏ khi có 370 mã giảm giá, 25 mã giảm sàn so với 246 mã tăng và 38 mã tăng trần.

Thanh khoản có tăng so với phiên trước, đạt 159,03 triệu cổ phiếu trên HSX tương ứng 3.514,62 tỷ đồng và 27,32 triệu cổ phiếu trên HNX tương ứng 321,42 tỷ đồng. Điều này cho thấy, một bộ phận nhà đầu tư đã tranh thủ cơ hội giảm giá để mua cổ phiếu “rẻ”.



Thị trường chứng khoán vừa có một phiên giao dịch tệ nhất 4 tháng

Nhóm cổ phiếu vốn hoá lớn có diễn biến tiêu cực khi trong rổ VN30 có tới 27 mã giảm điểm. Các cổ phiếu có ảnh hưởng tiêu cực nhất đến VN-Index hôm qua là GAS, SAB và MSN khi các cổ phiếu này lấy đi của chỉ số lần lượt 2,36, 1,22 và 0,77 điểm.

Theo ghi nhận của Chứng khoán Bản Việt, VN-Index đã có phiên giảm điểm mạnh nhất từ ngày 25/3 đến nay và chạm mức thấp nhất trong hơn 4 tháng qua trong khi các thị trường chứng khoán châu Á khác đều tăng điểm.

Cụ thể, GAS mất 6,4% giá trị (6.700 đồng), giảm xuống mức thấp nhất 3 tháng qua và phiên 27/6 cũng là phiên mã này giảm mạnh nhất từ đầu năm đến nay. Một số mã xăng dầu và năng lượng khác cũng giảm như PLX giảm 1,4%; POW giảm 2,4%, PVD giảm 3,2% và PPC giảm 3,5%.

Trong phiên này, VIC giảm 2.000 đồng tương ứng 1,7% và công ty con VRE cũng giảm với biên độ tương tự, mất 1,7%; VHM giảm 1,9% xuống mức thấp nhất 6 tháng. Phiên giảm mạnh này khiến tài sản trên sàn của người giàu nhất Việt Nam - ông Phạm Nhật Vượng bị giảm hơn 3.730 tỷ đồng.

VCB hôm qua giảm thêm 1.000 đồng tương ứng 1,4% và mức giảm tại mã này tổng cộng đã là 4,8% trong 3 phiên vừa qua.

SAB của Sabeco cũng mất tới 10.000 đồng còn 272.000 đồng/cổ phiếu. Theo đó, ông chủ người Thái - tỷ phú Charoen Sirivadhanabakdi cũng bị sụt tới 3.436 tỷ đồng giá trị tài sản trên HSX vào hôm qua.

Ở chiều ngược lại, một số cổ phiếu lại có diễn biến tích cực bất chấp bối cảnh thị trường chung bất lợi. DHG tăng 1,7% và đã tăng gần 6,5% trong một tuần qua. FRT tăng lên mức cao nhất từ đầu tháng 3. Trong số các cổ phiếu tăng giá khác còn có KDH tăng 2,9% và EIB tăng 1,4%.

Nhận định về thị trường, công ty chứng khoán BVSC lại nhận định, thị trường dự báo sẽ tiếp tục chịu áp lực giảm điểm trong phiên cuối tuần. VN-Index sẽ có lần thứ 3 kiểm định lại vùng hỗ trợ 935-940 điểm.

Phản ứng hồi phục của thị trường có thể sẽ xuất hiện tại vùng hỗ trợ này, tuy nhiên, BVSC cũng lưu ý rằng rủi ro ngắn hạn của thị trường đang có dấu hiệu gia tăng mạnh trở lại nên nhiều khả năng thị trường sẽ sớm xuyên thủng vùng hỗ trợ này để hướng đến các vùng hỗ trợ sâu hơn trong thời gian tới.

Trong bối cảnh thị trường đang rơi vào trạng thái biến động mạnh theo hướng tiêu cực như hiện tại thì hoạt động chốt NAV (giá trị tài sản ròng) quý 2 của các quỹ vào ngày hôm nay sẽ càng khiến cho diễn biến của nhóm cổ phiếu vốn hóa lớn biến động khó lường hơn trong phiên cuối tuần.

Nhà đầu tư được khuyến nghị nên xem xét giảm tỷ trọng danh mục về mức thấp 20-25% cổ phiếu trong giai đoạn này khi rủi ro ngắn hạn của thị trường đang có dấu hiệu gia tăng trở lại. Nhà đầu tư nên hạn chế bán tháo trong các nhịp giảm mạnh của thị trường mà nên tranh thủ các nhịp hồi phục kỹ thuật của chỉ số để thực hiện các hoạt động bán giảm tỷ trọng cho các vị thế ngắn hạn trong danh mục.

Sau vụ Asanzo, các doanh nghiệp được khuyến cáo: Cần “tử tế” với khách hàng của mình



Siêu thị nhận đổi sản phẩm Asanzo

Nhiều siêu thị tại TPHCM đã “đồng loạt” thông báo thu đổi sản phẩm tivi Asanzo cho khách hàng.

Cụ thể, hệ thống siêu thị Nguyễn Kim đã đưa ra thông báo thu đổi sản phẩm Asanzo trên toàn hệ thống. Việc thu đổi bắt đầu từ ngày 26/6 đến hết ngày 10/7. Đối tượng áp dụng là những khách hàng đã mua sản phẩm Asanzo tại Nguyễn Kim.

Đại diện hệ thống siêu thị Nguyễn Kim cho biết, hệ thống này đã tạm ngừng kinh doanh mặt hàng tivi Asanzo từ ngày 22/6. Khách hàng mua tivi Asanzo còn hoá đơn mua hàng, còn remote (điều khiển), hoạt động bình thường, không bị nứt, gãy, vỡ sẽ được đổi sang tivi thương hiệu khác và bù thêm chi phí chênh lệch dựa theo giá trị tương ứng ghi trên hoá đơn.

Đại diện hệ thống siêu thị điện máy Thiên Hoà, Thế Giới Di Động cũng chia sẻ, khách hàng mua tivi Asanzo tại những hệ thống này có thể đổi sang loại tivi khác nếu cảm thấy chưa yên tâm về sản phẩm Asanzo.



Khách hàng mua tivi Asanzo có thể đổi loại tivi khác trong thời gian này. Ảnh: Đại Việt

Đừng lợi dụng lòng tin để "chuộc lợi"

Sau khi Công ty Cổ phần Tập đoàn Asanzo bị “tố” bán hàng Trung Quốc đội lốt hàng Việt Nam thì luật sư Trương Anh Tú, Chủ tịch Công ty TAT Law firm – Đoàn luật sư TP Hà Nội đã đưa ra những nhận định về vấn đề này.

Luật sư Trương Anh Tú cho biết, trên thị trường hiện nay có rất nhiều sản phẩm "bát nháo" về nguồn gốc, chất lượng. Không ít nhà sản xuất ở Việt Nam đưa ra thông tin sản phẩm rất mù mờ để đánh lừa người tiêu dùng.

Nhiều hãng sản xuất hàng hóa, đặc biệt là điện lạnh, điện máy, điện tử, hàng gia dụng hay đưa ra câu từ mơ hồ đánh lừa người tiêu dùng như: công nghệ Mỹ, công nghệ Nhật Bản, công nghệ Đức...

“Họ cố tình đưa những thông tin để người dân tin rằng hàng hóa được sản xuất từ các quốc gia đó hoặc nhập dây chuyền máy móc, công nghệ của những quốc gia này về để sản xuất tại Việt Nam. Thế nhưng, sự thật không phải như vậy. Khi bắt lỗi các nhà sản xuất thì họ lập luận là họ không có lừa, họ chỉ nói công nghệ Nhật, Pháp, Đức…thôi”, luật sư Tú nói.

Cũng theo luật sư Tú, từ “công nghệ” quá mơ hồ với người tiêu dùng. Thực tế, trên thế giới chỉ có công nghệ của các nước phương Tây, còn lại là cả thế giới làm theo nên khi giới thiệu công nghệ nước này, công nghệ nước kia là vô nghĩa. Cái người tiêu dùng cần được biết là hàng hóa này chính xác sản xuất ở đâu, làm ra từ doanh nghiệp nào.



Luật sư Trương Anh Tú, Chủ tịch Công ty TAT Law firm – Đoàn luật sư TP Hà Nội.

Ông Tú chia sẻ, hiện rất nhiều doanh nghiệp làm ăn kiểu “treo đầu dê bán thịt chó” bằng cách nhập, tháo rời từng phần linh kiện về để lắp ráp tại Việt Nam rồi dán mác hàng Việt Nam chất lượng cao, xuất xứ tại Việt Nam...

Các doanh nghiệp đánh vào tâm lý ủng hộ hàng Việt của người dân, trục lợi trên niềm tin của người tiêu dùng. Nếu hàng Trung Quốc được định giá trên thị trường chỉ 1 đồng nhưng gắn thêm chữ “công nghệ Đức, Nhật, Pháp… sản xuất tại Việt Nam” thì ngay lập tức giá trị tăng đến 3 đồng, 5 đồng. Hàng hóa đắt lên một cách vô lý khiến người tiêu dùng rất dễ mắc “bẫy”.

“Thậm chí, doanh nghiệp còn đẩy mạnh quảng cáo, khuếch đại lên rằng họ nghiên cứu ra công nghệ kháng khuẩn, công nghệ Nano, giúp chữa bệnh tim mạch, trong khi thực chất chỉ là máy lọc nước, lố bịch hơn khi doanh nghiệp chỉ là sản xuất vải vóc nhưng lại lòe người tiêu dùng là công dụng tốt cho sức khỏe... Tình trạng này diễn ra khắp cả nước, trong nhiều năm qua”, luật sư Tú nhận định.

Thành viên Đoàn luật sư TP Hà Nội cho rằng, các doanh nhân Việt cần trung thực với thị trường, người tiêu dùng. Đặc biệt là với các mặt hàng điện tử, điện lạnh, cơ khí chế tạo máy... những lĩnh vực vượt xa tầm tay, doanh nghiệp Việt Nam chưa đủ lực để sản xuất hoàn chỉnh một sản phẩm.

“Doanh nghiệp hãy cho người dân biết là các doanh nghiệp có ước mơ tạo ra một sản phẩm 100% tại Việt Nam nhưng do hạn chế về vốn, về công nghệ và mới tham gia thị trường nên doanh nghiệp mới phải đi từ những nền móng cơ bản như nhập khẩu về lắp ráp. Khi có tiềm lực tài chính thì doanh nghiệp sẽ tự nghiên cứu, tự sản xuất ra những sản phẩm của mình trong tương lai và mong người tiêu dùng ủng hộ để thực hiện mục tiêu cao đẹp đó”, luật sư Tú nói.

Cũng theo luật sư Tú, người tiêu dùng cần ở các doanh nhân, doanh nghiệp sự chân thành chứ không phải sự giả dối, lợi dụng lòng tin của họ để trục lợi. Đã đến lúc cần thay đổi từ thứ marketing có thiên hướng “lọc lừa” sang marketing “chân thành”, cầu thị.

Bán quần áo ế ẩm, dân buôn giảm nhập một nửa hàng Trung Quốc



Mọi năm, dù mùa nào thì anh Q, tiểu thương kinh doanh tại chợ vải Ninh Hiệp (Gia Lâm, Hà Nội) cũng đều tất bật với công việc của mình. Có khi một tháng, anh Q phải sang Trung Quốc 2 lần để nhập hàng rất đều đặn.

Thế nhưng, chẳng hiểu sao, từ khoảng đầu năm nay, công việc đang trở nên khó khăn hơn với anh Q. Lượng nhập quần áo của anh cứ giảm dần từ một phần ba, cho đến một nửa mà vẫn ít khách mua.

Anh Q cho biết: “Mặt hàng tôi bán chủ yếu là áo sơ mi, ngoài ra thì cũng kinh doanh thêm các loại đồ của nam. Nhưng không chỉ áo sơ mi bán chậm, các loại hàng các cũng trong tình trạng như vậy. Các mối buôn vẫn qua lấy hàng, nhưng số lượng cứ giảm dần.”



Mùa hè nóng nực cũng là một phần nguyên nhân khiến việc quần áo bán không được "chạy" (Ảnh minh hoạ)

“Đáng nói là từ đầu năm nay đã như vậy chứ không phải tới hè mới xảy ra tình trạng này. Hơn nữa, không riêng gì tôi, nhiều tiểu thương khác trong chợ cũng gặp phải tình trạng trên”, anh Q cho biết thêm.

Việc quần áo Trung Quốc thời điểm này đang chững theo anh D (một người chuyên đánh hàng thuê) một phần là bởi: “Hiện nay, việc nhập hàng Trung Quốc rất dễ dàng. Khách không cần phải tới các khu chợ như Ninh Hiệp mà vẫn nhập trực tiếp về được. Nếu nhập hàng đẹp và có giá trị thì giá rẻ hơn mà cập nhật mẫu mã nhanh hơn, không bị phụ thuộc vào đầu mối ở chợ.”

“Khách biết tiếng Trung thì lên giao dịch trực tiếp trên các trang thương mại điện tử, còn không biết tiếng thì dùng các phần mềm để tự dịch rồi trao đổi giá cả. Sau đó, họ sẽ thuê các công ty vận chuyển hoặc có thể là cá nhân nhập về giúp”, anh D cho biết.

Cũng theo anh D: “Nếu làm ăn lớn, họ còn có thể sang tận Trung Quốc để mua bán, chọn lựa. Vì vé máy bay 2 chiều sang Trung Quốc cũng chỉ khoảng 4 triệu đồng, cộng thêm một chút chi phí ăn ở. Khi sang đó, nếu có người quen dẫn đi thì tốt, nếu không thì cũng có cả người Việt làm trung gian mua bán ngay tại các khu chợ đó.”

“Lý do này cũng ảnh hưởng nhiều tới việc kinh doanh tại khu chợ vải Ninh Hiệp. Vì ở đây, chủ yếu là họ bán buôn đi cả nước, chứ không bán lẻ”, anh D cho biết thêm.

Chuyên làm các đơn hàng gia công áo sơ mi, anh V.M. (Vũ Xuân Thiều, Hà Nội) cũng đang rơi vào tình trạng ế ẩm. Tình hình kinh doanh của anh Minh chỉ được bằng một nửa so với cùng thời điểm này năm ngoái.



Chia sẻ với PV, anh Minh cho biết: “Mùa này năm nào hàng cũng ít, nhưng năm nay ít hơn hẳn. Các mối đặt hàng của tôi toàn là các thương hiệu lớn ở Hà Nội mà cũng kêu ‘ế không bán được’.”

“Có 2 lý do chính dẫn đến tình trạng này, thứ nhất là do mùa này may hàng thu đông thì sớm quá, mà hàng hè thì đã làm xong hết, nên không có hàng sản xuất. Thứ 2 là, mẫu mã thu đông trên các web chưa có, nên chưa định hình được xu hướng năm nay sẽ như thế nào nên không ai dám làm”, anh M. chia sẻ thêm.

Để kích cầu tiêu dùng thời điểm này, các cửa hàng thời trang cũng đang chạy chương trình giảm giá khá mạnh, ngang với Black Friday. Thậm chí, các chương trình này còn là giảm giá 50%, đồng giá 150 - 199 nghìn đồng nhiều sản phẩm hot. Những chiếc quần khaki bình thường có giá 600 nghìn đồng, thì nay chỉ còn khoảng 199 nghìn đồng.

Tình trạng ế ẩm này ngay cả người đi buôn, người bán lẻ và người sản xuất cũng chưa tìm được câu trả lời chính xác. Tuy nhiên, đây cũng là thời điểm mà người tiêu dùng có thể mua được hàng với giá rẻ hơn so với các dịp khác trong năm.

"Siêu xe" một thời "hớp hồn" đại gia Việt, đổ cả gia tài cũng khó mua


Siêu xe một thời hớp hồn đại gia Việt, đổ cả gia tài cũng khó mua - 1
Xe máy có bàn đạp Babetta một thời vô cùng quý giá và chỉ những nhà giàu mới có tiền mua được. Một số người còn nhớ phải chi tiền tương đương nhiều chỉ vàng cách đây hàng chục năm để mua được chiếc xe này.

Siêu xe một thời hớp hồn đại gia Việt, đổ cả gia tài cũng khó mua - 2
Không phải ai cũng có thể mua được, chỉ người đi lao động ở Tiệp Khắc (cũ) nay tách thành Slovakia và Cộng hòa Séc mới mua được.

Siêu xe một thời hớp hồn đại gia Việt, đổ cả gia tài cũng khó mua - 3
Năm 1928, kỹ sư Roth thành lập nhà máy sản xuất đạn dược có tên Ceske Municne a Korodelne Zavody

Siêu xe một thời hớp hồn đại gia Việt, đổ cả gia tài cũng khó mua - 4
Năm 1948, sau chiến tranh nhu cầu vũ khí giảm, nhà máy đổi tên thành Povazske Strojarne. Povazske Strojarne tìm hướng sản xuất xe máy và hợp tác cùng với JAWA, 2 bên cho ra đời xe Manet.

Siêu xe một thời hớp hồn đại gia Việt, đổ cả gia tài cũng khó mua - 5
Khi nhìn thấy hướng phát triển xe nhỏ, mạnh mẽ, dễ điều khiển, hai nhà thiết kế G. Ulicky và J. Safarík được giao nhiệm vụ và sớm đưa ra 2 phiên bản mới là xe có bánh 23 inch và bánh 16 inch. 

Siêu xe một thời hớp hồn đại gia Việt, đổ cả gia tài cũng khó mua - 6
Loại xe có bánh 23 inch đại diện cho thế hệ xe đạp hoàn toàn mới do Povazske Strojarne sản xuất, sau đó họ ngừng hợp tác với Jawa và không muốn dùng tên Manet nữa. 

Siêu xe một thời hớp hồn đại gia Việt, đổ cả gia tài cũng khó mua - 7
Việc tìm cái tên khác không dễ, thời điểm đó ở Tiệp Khắc (Séc và Slovakia) ngày nay có bài hát rất phổ biến là "Babetta sla do sveta" dịch là "Babetta (tên một cô gái) đã đi vào thế giới". Cho nên, cái tên Babetta được đặt cho xe. 

Siêu xe một thời hớp hồn đại gia Việt, đổ cả gia tài cũng khó mua - 8
Những chiếc Babetta đầu tiên ra đời dù chưa có giảm xóc sau nhưng đã có hệ thống đánh lửa vốn dĩ chỉ có ở ô tô.

Siêu xe một thời hớp hồn đại gia Việt, đổ cả gia tài cũng khó mua - 9
Nhưng doanh số bán hàng mẫu xe bánh 23 inch đáng thất vọng cho nên Povazske Strojarne chọn sản xuất Babetta 206 với bánh xe 16 inch xuất sang Đức, Hà Lan, Mỹ.

Siêu xe một thời hớp hồn đại gia Việt, đổ cả gia tài cũng khó mua - 10
Babetta 206 có một bàn đạp và sự đơn giản của nó trong thiết kế được thị trường chấp nhận. Riêng năm 1974, có 18.000 chiếc được bán ở Đức.

Siêu xe một thời hớp hồn đại gia Việt, đổ cả gia tài cũng khó mua - 11
Năm 1975, công ty thiết kế lại phần sau và bổ sung giảm xóc. Babetta 207 thành công đến nỗi 100% sản lượng xe năm 1976 được xuất khẩu. Ngày nay, một số chiếc vẫn được dùng để đi trên đường.

Siêu xe một thời hớp hồn đại gia Việt, đổ cả gia tài cũng khó mua - 12
Sau đó, Povazske Strojarne tạo ra các phiên bản 207-200, 207-300, 207-400, 207-500 cho từng thị trường, ví dụ phiên bản cho Đức, Hà Lan có tốc độ tối đa 25km/h hay phiên bản Mỹ 30km/h, hay phiên bản bán ở Tiệp Khắc cũ là 40km/h.

Siêu xe một thời hớp hồn đại gia Việt, đổ cả gia tài cũng khó mua - 13
Năm 1983, một phiên bản mới là Babetta 210 ra đời. Nó có thiết kế mới với động cơ được trang bị hộp số 2 cấp tự động. 

Siêu xe một thời hớp hồn đại gia Việt, đổ cả gia tài cũng khó mua - 14
Năm 1986, Povazske Strojarne chuyển dây chuyền sản xuất tới vùng nông thôn Kolarovo. Các nhân viên của Povazske Strojarne được cử đến đây hỗ trợ, sau đó họ trở về và nhà máy ở Kolarovo hoạt động độc lập. Sau đó, nhu cầu xe Babetta giảm dần.

Siêu xe một thời hớp hồn đại gia Việt, đổ cả gia tài cũng khó mua - 15
Năm 1994,  Povazske Strojarne hợp tác với Piaggio cho ra đời xe máy Korado, còn nhà máy ở Kolorovo trở nên cũ kỹ. Sau đó, công ty sản xuất Babetta hợp tác cùng với một nhà máy ở Latvia sản xuất Babetta 134 nhưng cũng không ngăn được sự sụt giảm.

Siêu xe một thời hớp hồn đại gia Việt, đổ cả gia tài cũng khó mua - 16
Năm 1997, xe máy Babetta chính thức ngừng sản xuất.

“Ông trùm” ngành mía đường hoàn tất việc trả 410 tỷ đồng cổ tức



Trao đổi với Dân Trí, ông Đặng Văn Thành, Chủ tịch Tập đoàn Thành Thành Công (TTC) cho biết, trong 2 năm qua, ngành mía đường đã gặp vô vàn khó khăn và thử thách. Dự báo, trong niên độ 2019-2020 thì nhiều nước trên thế giới sẽ thiếu hụt một lượng đường rất lớn.

“Việt Nam cũng không nằm ngoài việc thiếu hụt đường, đất nước chúng ta có thể sẽ thiếu hụt khoảng gần 30% đường trong thời gian tới. Đây cũng là dự báo cho các doanh nghiệp mía đường như chúng tôi để chuẩn bị nguồn nguyên liệu, sản phẩm để đáp ứng được dự báo này”, ông Đặng Văn Thành nói.



Ông Đặng Văn Thành, Chủ tịch Tập đoàn Thành Thành Công (TTC).

Theo báo cáo thị trường của LMC Sugar & Sweeteners Market Report tháng 6/2019, thị trường đường thế giới dự báo sẽ chuyển từ thặng dư 2,6 triệu tấn trong niên độ 18-19 sang thâm hụt 3,1 triệu tấn vào niên độ 19-20.

Riêng khu vực Châu Á sẽ thâm hụt đến 9,5 triệu tấn. Giá đường được dự báo là sẽ có chiều hướng tăng tích cực và kỳ vọng sẽ đạt mốc 14,5Uscents/Pound vào đầu năm 2020.

Nguyên nhân thâm hụt đường chủ yếu là do sự ảnh hưởng của yếu tố thời tiết, cũng như xu hướng chuyển dịch sang sản xuất Ethanol từ mía đã khiến cho sản lượng sản xuất của các quốc gia mía đường chính trên thế giới bị cắt giảm, đồng thời tồn kho cao từ những mùa vụ trước cũng khiến cho các nhà máy này chủ động cắt giảm sản lượng sản xuất.

Thái Lan, quốc gia cạnh tranh trực tiếp với Việt Nam khi Hiệp định ATIGA có hiệu lực đang dự báo sản lượng đường của nước này có thể đạt 13 triệu tấn trong niên vụ 19-20, giảm 1 triệu tấn so với 18-19 do ảnh hưởng của biến đổi khí hậu, El Nino.

Thái Lan cũng đang xem xét tính thuế tiêu thụ đặc biệt với các sản phẩm nước ngọt, còn Malaysia thì đã áp thuế các mặt hàng nước ngọt có ga và nước trái cây kể từ ngày 1/7/2019. Đây cũng là những yếu tố ảnh hưởng đến nguồn cung đường của 2 quốc gia này.

Nguồn cung cũng ảnh hưởng một phần khi Ấn Độ dự báo giảm sản lượng giảm xuống còn 29,5 triệu tấn trong niên độ 19-20, thay vì 32 triệu tấn như niên độ trước đó. Ấn Độ cũng là quốc gia châu Á thuộc Top 5 nhà sản xuất, tiêu thụ và xuất khẩu của thế giới.



Nhiều quốc gia, trong đó có Việt Nam dự báo có thể sẽ thiếu đường trong thời gian tới.

Trong khi các nước sản xuất mía đường hàng đầu đang giảm sản lượng thì một số quốc gia đang gia tăng sản lượng nhập khẩu đường.

Điển hình như Malaysia và Indonesia - quốc gia từng là nhà xuất khẩu đường thứ 2 thế giới nhưng đến nay lại là nhập khẩu đường thứ 2, sau Trung Quốc.

Giai đoạn 2000-2008, Indonesia sản xuất 1,5-2,8 triệu tấn đường. Tuy nhiên, đến năm 2018, lượng đường sản xuất của Indonesia giảm xuống còn 2,2 triệu tấn và năm 2019 chỉ còn 2,1 triệu tấn. Trong khi sản lượng đường tiêu thụ hàng năm của Indonesia ở mức 6 triệu tấn, khoảng thiếu hụt cần phải bù đắp bằng nhập khẩu vào khoảng 3,9 triệu tấn, trong khi Trung Quốc là 6 triệu tấn.

Đây cũng là cơ hội cho các doanh nghiệp mía đường tại Việt Nam “bước vào” những thị trường nói trên. Việc nhiều doanh nghiệp Việt đang mở rộng vùng nguyên liệu sản xuất mía đường sang Lào, Campuchia đang là những hướng đi phù hợp.

Lào và Campuchia có nhiều vùng đất còn hoang sơ, chưa bị ô nhiễm bởi quá trình canh tác hoá, diện tích canh tác lớn và liền thửa có thể áp dụng cơ giới hóa trên cánh đồng mẫu lớn để triển khai sản xuất mía Organic theo tiêu chuẩn châu Âu.



Nhiều quốc gia tăng nhập khẩu đường sẽ là cơ hội lớn cho doanh nghiệp Việt Nam.

"Trùm" ngành mía đường trả 410 tỷ đồng cho cổ đông

Ngày 26/6, Công ty CP Thành Thành Công – Biên Hòa (TTC Sugar, mã CK: SBT) cho biết, đơn vị này đã ban hành Nghị quyết HĐQT thông qua phương án chi trả cổ tức bằng tiền 4% còn lại cho niên độ 17-18.

Tỷ lệ cổ tức tạm ứng trước đó là 4% và đã hoàn thành vào ngày 25/1/2019. Tỷ lệ cổ tức chi trả còn lại là 4%, tức mỗi cổ phần sở hữu nhận được 400 đồng tiền mặt.

Thành Thành Công – Biên Hòa sẽ sử dụng hơn 210 tỷ đồng từ nguồn lợi nhuận sau thuế chưa phân phối để chi trả cho cổ đông hiện hữu có tên trong danh sách tại ngày chốt danh sách cổ đông hưởng quyền.

Ngày đăng ký cuối cùng là ngày 10/7/2019, ngày giao dịch không hưởng quyền là ngày 9/7/2019 cũng là ngày giá cổ phiếu SBT điều chỉnh kỹ thuật và thời gian thực hiện chi trả dự kiến là ngày 9/8/2019.

Như vậy, SBT đã hoàn thành trả cổ tức tiền mặt 8% cho cổ đông niên độ 17-18 như cam kết với tổng số tiền thực hiện chi trả lên tới gần 410 tỷ đồng.

Hiện nay, SBT đang có 16 sản phẩm đường lưu hành trên thị trường từ sản phẩm cao cấp nhất là đường organic dành cho xuất khẩu đến đường RE thượng hạng, đường RS, đường phèn, đường vàng, đường chức năng, đường ăn kiêng, đường lỏng, đường que, đường thỏi…

Theo đại diện của SBT, doanh nghiệp này đang tập trung vào hoạt động nghiên cứu và phát triển để hướng tới việc gia tăng thị phần trước khi Hiệp định thương mại hàng hóa ASEAN (ATIGA) có hiệu lực với giá bán hợp lý và cạnh tranh.

Trong tương lai, những sản phẩm đường có giá trị cao, cũng như những sản phẩm cạnh đường – sau đường sẽ được tung ra thị trường để phục vụ người dân và nâng cao hiệu quả khai thác chuỗi giá trị cây mía.

Trung Quốc ngừng mua, hàng trăm tấn mực khô tồn kho, không có đầu ra


Mực khô hay còn gọi là mực xà của ngư dân Quảng Nam lâu nay vẫn xuất khẩu qua Trung Quốc; nay nước bạn thay đổi phương thức mua bán từ tiểu ngạch sang chính ngạch nên hàng trăm tấn mực khô của ngư dân ùn ứ, tồn kho và chưa tìm thấy đầu ra.


Những ngày này, cảng cá An Hòa (xã Tam Giang, huyện Núi Thành, Quảng Nam), không còn cảnh ngư dân tất bật chuẩn bị nhiên liệu, thực phẩm để ra khơi như trước mà thay vào đó là cảnh hàng chục con tàu câu mực nằm bờ với hàng trăm tấn mực khô chất đầy trong khoang.

Tàu câu mực nằm bờ vì không bán được mực

Với những chuyến biển trước, khi tàu vừa cập bến thì thương lái dồn dập đến hỏi mua, rồi đặt cọc tiền để người ngư dân có kinh phí cho chuyến vươn khơi tiếp theo. Lần này mặc dù tàu đã nằm bờ gần cả tháng vẫn không thấy đầu nậu tìm đến, hàng trăm tấn mực khô của ngư dân phải ứ đọng, không có đầu ra.

Ông Huỳnh Quốc Việt (thôn Đông Xuân, xã Tam Giang) mấy hôm nay vẫn phải lui tới cảng xem mực khô trong khoang tàu thế nào vì chuyến biển vừa rồi mực vẫn chưa bán được, giờ còn chất đầy cả hầm; ông than thở: “Tôi chưa nghĩ đến chuyến biển tiếp theo vì chưa bán được mực, không có kinh phí”.

Ông Linh với 23 tấn mực xà khô không bán được

Ông Việt cho hay, tàu ông cập bến vào ngày 6/6 nhưng đến nay vẫn không thấy thương lái đến thu mua. Chuyến biển vừa rồi tàu ông khai thác được 25 tấn mực xà khô, với giá bán như những chuyến trước thì ông sẽ thu về trên 3 tỷ đồng. Hiện đã hơn 20 ngày, mực khô vẫn còn nằm im dưới hầm mà chưa thấy ai đến hỏi.

Mực khô tồn kho của ngư dân

Ông Việt buồn rầu nói: “Mọi khi tàu vừa cập bến thì có đầu nậu đến mua ngay. Chủ tàu thu tiền và tiếp tục ra khơi. Còn hiện nay, tàu nằm cứ nằm bờ, chờ không biết đến bao giờ mới bán được mực để tiếp tục đi biển, nhiều anh em bạn tàu rất lo lắng”.

Cũng như ông Việt, nhiều ngư dân ở huyện Núi Thành cũng ở hoàn cảnh tương tự. Ông Phan Bá Linh (xã Tam Giang) cũng đầu tư hơn 400 triệu đồng mua nhiên liệu, thực phẩm rồi cùng 40 thuyền viên vươn khơi.

Sau 2 tháng bám biển, ông thu được 23 tấn mực khô và cập bờ. Trái với niềm vui của ông cũng như thuyền viên, tàu của ông nằm bờ cả chục ngày vẫn không thấy thương lái đến hỏi han. Với số mực xà khô thu được, ông dự tính sẽ bán được khoảng trên dưới 3 tỉ đồng, số tiền này ông chia cho thuyền viên, còn lại ông tái đầu tư cho chuyến biển tiếp theo.

Mực khô chất đầy trong hầm chứa chờ “giải cứu”

Nay ông đứng ngồi không yên vì mực chất đầy trong khoang mà không có ai đến hỏi mua dù ông đã hạ giá. Ông cho biết, lý do thương lái không thu mua là họ không xuất khẩu được qua Trung Quốc bằng đường tiểu ngạch.

Ông than thở: “Hơn 30 năm đi biển, đây là lần đầu tiên tôi chứng kiến cảnh mực bị ứ đọng nhiều và trong thời gian dài như vậy”.

Trao đổi với PV Dân trí, ông Ngô Tấn - Phó giám đốc Sở NN&PTNT Quảng Nam - cho biết, lâu nay mực xà của ngư dân xuất khẩu sang Trung Quốc theo đường tiểu ngạch, rất ít ràng buộc quy định của ngành chức năng hai nước, nhưng bây giờ phía họ yêu cầu phải đi theo đường chính ngạch. Giờ phải đổi lại phương thức giao hàng, có nghĩa doanh nghiệp bên Trung Quốc mua sản phẩm thì ký kết hợp đồng với doanh nghiệp bên mình, có truy xuất nguồn gốc, tem nhãn hàng hóa. Mà điều này thì mực xà xuất khẩu của tư thương Quảng Nam chưa thực hiện được.

Cũng theo ông Tấn cho biết, việc này đã được Bộ Công Thương cảnh báo nhưng những doanh nghiệp bên Việt Nam chưa kịp thời thay đổi. Sở đã tham mưu UBND tỉnh kiến nghị Bộ NN&PTNT, Bộ Công Thương có giải pháp tiếp sức, hướng dẫn, giúp đỡ doanh nghiệp đáp ứng thủ tục.

EVN: Thiếu than và khí nghiêm trọng, việc cấp điện tiếp tục khó khăn


EVN: Thiếu than và khí nghiêm trọng, việc cấp điện tiếp tục khó khăn - 1
Đoạn tuyến đường dây 500 kV bị ảnh hưởng do cháy rừng ở thị xã Hương Thủy đã được an toàn.
Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) vừa phát đi thông cáo khuyến cáo khách hàng và doanh nghiệp tiếp tục sử dụng điện tiết kiệm, an toàn; chỉ sử dụng các thiết bị điện khi cần thiết.
Đặc biệt là sử dụng điều hoà nhiệt độ chỉ đặt từ 26-27 độ trở lên và nên sử dụng kết hợp với quạt. Nguyên nhân là do nóng nắng kéo dài, nguyên nhiên liệu phục vụ cho việc sản xuất điện gặp nhiều khó khăn.
Cụ thể, nước về các hồ thuỷ điện thấp, tình hình thiếu than và khí vẫn nghiêm trọng, do đó việc cung cấp điện trong thời gian tới được EVN cho biết vẫn còn tiếp tục khó khăn.
"Tập đoàn Điện lực Việt Nam đã có báo cáo Thủ tướng Chính phủ để kiến nghị chỉ đạo Tập đoàn Công nghiệp Than khoáng sản Việt Nam đảm bảo cung cấp đủ than cho các nhà máy nhiệt điện than, Tập đoàn Dầu khí Việt Nam ưu tiên nguồn khí cho sản xuất điện", đại diện EVN cho biết.
Cũng theo EVN, tề tình hình cung cấp điện cho phụ tải, đến 23h58 ngày 28/6/2019 toàn bộ các phụ tải ở cả miền Bắc và miền Trung đã được khôi phục cung cấp điện hoàn toàn.
EVN khẳng định sẽ liên tục theo dõi sát diễn biến thời tiết nắng nóng cũng như tình trạng nguồn điện, lưới điện để cố gắng cung cấp điện tối ưu nhất có thể, đồng thời đảm bảo vận hành an toàn hệ thống điện quốc gia. 
Liên quan đến đám cháy rừng ở gần hành lang đường dây 500 kV tại khu vực thị xã Hương Thuỷ, EVN cho biết đám cháy được cơ bản khống chế.
Các đơn vị truyền tải điện đã khẩn trương kiểm tra 4 khoảng cột (từ 1526 đến 1529) với hơn 1 km đường dây 500 kV đoạn Đà Nẵng - Hà Tĩnh bị sự cố do cháy rừng ở khu vực thị xã Hương Thủy, tỉnh Thừa Thiên - Huế.
Qua kiểm tra tại hiện trường cho thấy, đoạn đường dây 500 kV này vẫn đủ điều kiện để tiếp tục vận hành an toàn và đường dây đã được đóng điện trở lại lúc 21h00.
Trước đó, trong ngày 28/6, do sự cố cháy rừng cùng với việc một số nhà máy nhiệt điện than không thể huy động, để đảm bảo vận hành an toàn hệ thống điện quốc gia, Trung tâm Điều độ Hệ thống điện Quốc gia buộc phải tiết giảm phụ tải ở một số khu vực tại miền Bắc và miền Trung trong ngày 28/6.
Nếu tình hình thời tiết vẫn tiếp tục nắng nóng gay gắt, việc tiết giảm có thể phải tiếp tục thực hiện trong ngày 29/6.

Làm sai thì đi tù, đại gia sẵn sàng tặng ôtô Maybach cho kẻ tố mình



Làm sai tôi sẵn sàng đi tù

Trước câu hỏi có hiện tượng tẩu tán tài sản tại VCG hay không, tiền chuyển về an Quý Hưng hay không, ông Đào Ngọc Thanh, Chủ tịch HĐQT khẳng định: "Làm gì có chuyện tẩu tán ở đây. Sau tôi không có ngân hàng nào hết, tiền các cổ đông đóng góp An Quý Hưng. Nếu chúng tôi chuyển 1 đồng từ Vinaconex vào An Quý Hưng thì các anh cứ báo công an bắt.

Có thông tin tôi lấy tiền của Vinaconex mua Maybach. Tôi làm lãnh đạo lớn của 4 tập đoàn lớn lúc nào tôi mua ô tô chẳng được. Ai chỉ được ông Thanh lấy tiền từ VCG mua Maybach tôi sẵn sàng tặng người đó 1 cái Maybach. Vấn đề tẩu tán tài sản ở đâu, tôi với tư cách chủ tịch HĐQT chịu trách nhiệm tuyệt đối và hoàn toàn không có chuyện này.



Ai chỉ được ông Thanh lấy tiền từ VCG mua Maybach tôi sẵn sàng tặng người đó 1 cái Maybach.

Từ ngày tôi làm chủ tịch VCG tôi chưa chi 1 đồng nào. Tôi bỏ tiền vào đây tôi ký 1 tỷ thì có sao đâu. Sau tôi và anh Đông có rất nhiều người, 7.400 tỷ chúng tôi sở hữu đấy, mất thì phải đền tại sao lại phải kiện.

Tôi không tham ô, tôi sẵn sàng giao chức chủ tịch cho ông Hà hoặc ông Trung nếu HĐQT bầu các anh ấy. Tôi nói thêm về quy chế một chút để các anh hiểu.

Chuyện của An Quý Hưng và Vinaconex là khác nhau. Không có chuyện tiền từ Vinaconex về An Quý Hưng. Tiền chúng tôi mua Vinaconex là do chúng tôi góp lại để mua, làm gì có ngân hàng phía sau để vay. Tại sao thắc mắc?

Tôi sai tôi sẵn sàng đi tù nếu tôi làm sai, tôi năm nay 71 tuổi đi tù không sao, vấn đề ở đây tôi nhắc lại chúng tôi làm bất kỳ điều gì phải thượng tôn pháp luật".

Tân Hiệp Phát muốn "chơi lớn" với mảng bất động sản?

Trong hơn một năm qua, hàng loạt công ty có ngành nghề kinh doanh bất động sản đã được gia đình ông Thanh thành lập. Có ít nhất 11 công ty có ngành nghề kinh doanh chính là bất động sản đã được thành lập với tổng vốn điều lệ đăng ký lên đến 18.830 tỷ đồng.

Ông Trần Quý Thanh rất ít khi đứng tên sở hữu phần vốn góp trong các công ty thuộc hệ thống Tân Hiệp Phát mà hầu hết do vợ - bà Phạm Thị Nụ và 2 con gái Trần Uyên Phương, Trần Ngọc Bích đứng tên.

Tháng 6/2018, ông Thanh trở thành thành viên trong ban chấp hành câu lạc bộ BĐS Tp.HCM với ý định sẽ dùng nguồn tiền dồi dào của mình để cùng hỗ trợ các thành viên trong câu lạc bộ khi họ thiếu vốn cho các dự án BĐS.

Ông Thanh khá tự tin với lĩnh vực mà doanh nghiệp chuẩn bị "dấn thân". Ông khẳng định, nguồn vốn và quỹ đất là 2 lợi thế lớn nhất hiện nay mà Tân Hiệp Phát đang nắm giữ. Còn kinh nghiệm và kiến thức ở lĩnh vực BĐS theo ông Thanh là bản thân đang tích lũy dần, thời cơ chín muồi sẽ "nhảy" sang.

Người vợ 'bí ẩn' của tỷ phú Trần Đình Long

Theo thông tin mới công bố từ Hoà Phát, bà Vũ Thị Hiền - vợ ông Trần Đình Long, Chủ tịch Hoà Phát đã mua thêm 849.249 cổ phiếu HPG để nâng sở hữu lên 202 triệu cổ phiếu, chiếm tỷ lệ 7,32% vốn điều lệ tập đoàn. Hoạt động giao dịch này được tiến hành từ 25/6 đến 27/6 bằng cả phương thức khớp lệnh và thoả thuận.

Với sở hữu hiện tại, bà Vũ Thị Hiền đang nắm trong tay khối tài sản trị giá 4.747 tỷ đồng và là một trong những người phụ nữ giàu nhất Việt Nam.



Trước đó, ông Trần Đình Long cũng đăng ký mua hơn 5,5 triệu cổ phiếu HPG để tăng tỉ lệ sở hữu từ 25,15% lên 25,35% trong khoảng thời gian dự kiến từ 21/6 đến 19/7. Nếu Chủ tịch Hoà Phát cũng hoàn tất giao dịch như đăng ký thì tổng tỉ lệ sở hữu của hai vợ chồng ông Trần Đình Long - bà Vũ Thị Hiện sẽ là 32,64% - tương ứng 902 triệu cổ phiếu HPG.

Con trai bầu Thắng lộ diện vai trò tại 'trùm gỗ'

Phiên họp thường niên của ĐHĐCĐ tập đoàn này đã diễn ra với việc bầu ông Mai Hữu Tín giữ chức Chủ tịch HĐQT thay ông Hồ Anh Dũng. Ông Mai Hữu Tín cũng thôi đảm nhận chức vụ Tổng giám đốc mà nhường vị trí này cho ông Nguyễn Trọng Hiếu. Ông Vũ Xuân Dương - Thành viên HĐQT được bầu làm Phó Chủ tịch.

ĐHĐCĐ của TTF của thông qua việc từ nhiệm của ông Hồ Anh Dũng và ông Vũ Tuấn Hoàng để bầu vào những vị trí trên là ông Võ Quốc Lợi (con trai của ôngVõ Quốc Thắng - bầu Thắng, Chủ tịch Đồng Tâm Group) và ông Lê Văn Minh (Giám đốc tài chính TTF).

Năm 2018, TTF giảm 23% doanh thuần xuống còn 1.045 tỷ đồng, và thua lỗ 805 tỷ đồng, đưa lỗ luỹ kế đến cuối năm ngoái lên 2.120 tỷ đồng. Trong năm 2019, TTF đặt mục tiêu doanh thu thuần tăng 18% lên 1.234 tỷ đồng song vẫn dự kiến lỗ tiếp 588 tỷ đồng và không chia cổ tức.

Ông Trương Gia Bình chơi lớn

FPT là một trong năm đối tác đầu tiên trên thế giới cùng Airbus khởi động chương trình Skywise, tiên phong chuyển đổi số cho ngành hàng không. Skywise là nền tảng dữ liệu, kho ứng dụng đầu tiên cho ngành hàng không thế giới, được Airbus ra mắt giữa năm 2017 với mục đích giúp các hãng hàng không cải thiện hoạt động và kết quả kinh doanh đồng thời hỗ trợ quá trình chuyển đổi số.

Tháng 12/2017, FPT là công ty công nghệ đầu tiên ở Đông Nam Á tham gia chương trình Skywise. Gần 2 năm qua, FPT hỗ trợ Airbus thu thập, chuẩn hóa và tích hợp dữ liệu của hơn 30 hãng hàng không tại 15 quốc gia trên toàn cầu vào nền tảng Skywise. Còn với lần ký kết mới này, FPT trở thành một trong năm đối tác của Airbus trong việc phát triển kho ứng dụng và cung cấp các giải pháp chuyển đổi số cho ngành hàng không.

Cuộc chiến tài sản trong gia đình cố đại gia Tư Hường

Hồi tháng 3 năm nay ông Nguyễn Chấn đã tổ chức họp báo để tố cáo con trai mình là Nguyễn Quốc Toàn, chủ tịch Hội đồng quản trị Ngân hàng Nam Á (Nam A Bank). Theo ông Chấn, vào giữa năm 2016, bà Tư Hường đau bệnh nên có giao cho con là Nguyễn Quốc Toàn quản lý ngân hàng và Tập đoàn Hoàn Cầu, nhưng quyền sở hữu tài sản vẫn thuộc về vợ chồng ông.

Nhưng sau đó con trai ông đã lạm dụng sự tín nhiệm của gia đình, với sự cấu kết với một số cá nhân để chiếm giữ hết khối tài sản của vợ chồng ông lên tới 30.000 tỷ đồng (bao gồm cổ phần ở Nam A Bank, cổ phần của các công ty tại Hoàn Cầu và các khoản đầu tư vào các doanh nghiệp khác dưới hình thức góp vốn, mua cổ phần).



Bên cạnh việc đứng ra tố cáo với báo chí, ông Nguyễn Chấn cho biết cũng đã tố cáo lên công an. Một lãnh đạo Cơ quan cảnh sát điều tra nói rằng đây là vụ việc phức tạp, liên quan đến các cá nhân trong gia đình với nhau, tuy nhiên ngày 20/6 vừa qua, cơ quan này đã quyết định khởi tố vụ án theo điều 175 Bộ luật Hình sự.

Chủ tịch Nam Á cũng nói đây chỉ là việc gia đình, và mong các cơ quan giúp đỡ, tạo điều kiện không đẩy vụ việc ra vấn đề hình sự, để "gia đình chúng tôi có thể ngồi lại với nhau nhằm thực hiện tâm nguyện của mẹ tôi, bởi mấu chốt vụ việc chỉ là tranh chấp tài sản". Đồng thời ông cho biết sẽ từ nhiệm chủ tịch ngân hàng để tập trung giải quyết chuyện gia đình, và việc điều hành Hội đồng quản trị sẽ giao cho một Phó chủ tịch thường trực Hội đồng quản trị.

Cựu Tổng giám đốc VEAM sẽ mất luôn chức danh cuối cùng

Bộ Công Thương vừa có quyết định điều chỉnh tỷ lệ nắm giữ phần vốn nhà nước tại Tổng công ty máy động lực và máy nông nghiệp Việt Nam - CTCP (VEAM).

Theo đó, ông Bùi Quang Chuyện, phụ trách bộ phận đại diện vốn nhà nước đại diện hơn 338 triệu cổ phần của nhà nước, chiếm 25,27% vốn điều lệ VEAM.

Các ông Vũ Quang Tâm, Ngô Văn Tuyển, Lê Hữu Phúc đại diện phần còn lại.

Như vậy, với quyết định này, chỉ còn 4 người đại diện vốn nhà nước tại VEAM, thay vì 5 như trước đây (ông Trần Ngọc Hà, cựu Tổng giám đốc VEAM bị miễn nhiệm đại diện vốn nhà nước).

Mua xe lướt đi mấy tháng hè tránh nóng có lỗ hay không?



Ô tô bây giờ cũng không phải là một thứ xa tầm với. Đối với không ít người, nó chỉ là phương tiện đi lại chứ không phải để thể hiện sự giàu sang. Những chiếc xe bình dân cũ để che nắng, che mưa từ vài chục đến vài trăm triệu đồng cũng có.

Anh Đinh Huy Linh (Gia Lâm, Hà Nội) đang sở hữu một chiếc xe Crown đời cổ, nhưng anh vẫn rất tự hào về chú “ngựa chiến” của mình. Anh Linh cho biết: “Những ngày nắng nóng đỉnh điểm, ngồi trong chiếc xe cũ thôi cũng mát mẻ và sảng khoái hơn là đi xe máy, dù đó có là SH.”



Chiếc xe từ năm 1992 của anh Linh vẫn che mưa nắng tốt

“Chiếc xe này gia đình tôi mua từ năm 1992, tính đến nay cũng đã 27 năm. Nếu bán thì chưa chắc đã được 100 triệu đồng. Nhưng nó là kỉ niệm của bố tôi, và hơn nữa, ngày hè nóng nực, có chiếc xe đi lại cũng khá thuận tiện, mà vợ con đỡ phải chịu khổ”, anh Linh cho biết thêm.

Thấy được ưu điểm khi có xe trong những ngày hè, nhưng nhiều người vẫn băn khoăn, liệu rằng khoản đầu tư này lỗ hay lãi, bởi số tiền bỏ ra cũng không hề nhỏ.

Tìm hiểu thêm về xe cũ, PV đã trao đổi với một người chuyên kinh doanh xe lướt có nickname Khương Lee. Anh Khương cho biết: “Thời điểm này đang gần vào tháng 7 âm lịch, nên việc mua bán xe đang khá chững. Giá xe đang tụt so với các thời điểm khác trong năm.”

“Nhiều loại xe tôi nhập vào hiện đã giảm 10 - 20 triệu đồng so với thời điểm cách đây 2 tháng, nên giá bán giá cũng giảm theo. Ngay cả các loại xe bán khá tốt như Mazda hay Kia cũng ghi nhận mức giảm khá sâu”, anh Khương nói.



Trong 2 dòng xe trên, theo anh Khương, Mazda đang là dòng xe mất giá trông thấy. Vì cách đây 2 tháng, giá của một chiếc Mazda 6 2.0 đời 2015 vào khoảng 680 triệu đồng. Nhưng hiện, nó chỉ có giá khoảng 620 triệu đồng. Hay một chiếc Kia Cerato đời 2017 trước đó có giá 560 - 570 triệu đồng, thì nay chỉ còn 530 - 540 triệu đồng.

Không mất giá nhiều như Mazda và Kia, nhưng theo dân buôn, xe của Toyota cũng đang giảm vì xe mới đã hạ giá.

Giá của xe lướt hiện nay trên thị trường được “thợ” mua xe định giá theo giá xe mới và nhu cầu của thì trường. Càng ít người mua thì giá bán lại càng giảm xuống, vì thế càng gần tháng 7 âm thì giá sẽ càng rẻ và nhiều ưu đãi hơn.



Đầu tư xe lướt đi tránh nắng đang là lựa chọn của nhiều người

Thời điểm này đang là lúc thích hợp để nhiều người có thể đầu tư cho mình một chiếc xe lướt. Vì vừa có thể mua xe với giá rẻ mà giá trị sử dụng lại rất cao, khi những ngày nắng nóng của mùa hè sẽ còn kéo dài.

Mua xe nào còn tuỳ vào sở thích và khả năng tài chính của từng người, nhưng anh Khương lấy ví dụ về chiếc Mazda 6 hiện nay trên thị trường. Anh Khương cho biết: “Nếu mua ở thời điểm này, xe đang có giá khoảng 620 triệu đồng. Mất thêm khoảng hơn chục triệu đồng tiền phí sang tên đổi chủ nữa. Khách đi đến gần Tết mà vẫn có thể bán lại cho thợ khoảng 610 triệu đồng, vì thời điểm cận Tết, thị trường khá sôi động.”

“Xe cũ cũng có khung giá, nhưng nếu bán lại cho bạn bè, hoặc bán trực tiếp cho khách có nhu cầu thì giá cũng có thể cao hơn”, anh Khương cho biết thêm.

Như vậy tính ra, sau khoảng 6 tháng thì người mua sẽ lỗ 25 triệu đồng. Thế nhưng, giá trị sử dụng của chiếc xe mang lại thì lại rất nhiều, nhất là những ngày nắng nóng hay mưa rét. Hơn nữa, số tiền bỏ ra để thuê 1 chiếc Mazda 6 mỗi tháng cũng đã 15 triệu đồng. Nếu nhân với 6 tháng thì số tiền cũng lên tới 90 triệu đồng.

Nếu có ý định mua xe, thì thời điểm này cho đến tháng 7 âm lịch hoàn toàn đáng để cân nhắc.