![](https://image.plo.vn/w653/Uploaded/2019/cqjwqcdwp/2019_02_19/8-tau_zpuh.jpg)
(PL)- Đó là ý kiến của lãnh đạo ngành đường sắt khi nói về hiện tượng nhồi nhét, khách ngủ vật vờ hành lang… trên tàu trong dịp cao điểm Tết.
Sau khi Pháp Luật TP.HCM đăng hai bài “Ai kiểm tra việc nhồi nhét khách trên tàu hỏa?”và “Rùng mình với chuyến tàu đầu năm mới” đã nhận được nhiều phản hồi từ bạn đọc. Theo đó, Pháp Luật TP.HCM có cuộc trao đổi với bà Phùng Thị Lý Hà, Phó Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Vận tải đường sắt Hà Nội.
Tại đây, bà Hà cho hay: “Dịp Tết vừa qua do lượng hành khách có nhu cầu đi lại bằng tàu tăng cao, vượt quá khả năng đáp ứng bình thường. Nên ngành bán thêm ghế phụ để phục vụ tốt nhất trong khả năng có thể của ngành đường sắt hiện nay…”.
Bán ghế phụ theo quy định
. Phóng viên: Cơ sở pháp lý nào ngành đường sắt bán ghế phụ và bà giải thích như thế nào tình trạng hành khách nằm la liệt trên các toa tàu, có nhiều người phải ngồi cạnh nhà vệ sinh, dọc hành lang…?
![](https://image.plo.vn/w800/Uploaded/2019/cqjwqcdwp/2019_02_19/8-cd_vqdo.jpg)
Bà Phùng Thị Lý Hà
+ Bà Phùng Thị Lý Hà: Chúng tôi bán ghế phụ theo quy định tại khoản 3 Điều 32 Thông tư 09/2018 của Bộ GTVT hướng dẫn thi hành Luật Đường sắt năm 2017. Trong đó quy định vào các dịp cao điểm lễ, Tết, hè được phép sắp xếp thêm ghế phụ và chuyển đổi giường nằm thành ghế...
Tuy nhiên, trong quá trình đi tàu, đặc biệt vào ban đêm, sau khi ngồi cả hành trình dài, hành khách mua vé ghế phụ đã ngả lưng dọc hành lang, các vị trí trống. Hơn nữa, việc nằm tại hành lang chỉ xảy ra vào ban đêm, khi lượng hành khách đi lại ít. Còn ban ngày, nhân viên vẫn nhắc nhở khách ngồi đúng chỗ.
. Nhưng thưa bà, bạn đọc Pháp Luật TP.HCM ghi nhận cảnh chật chội một số toa tàu là do nhân viên cố tình đưa hành khách lên tàu để kiếm thêm thu nhập. Có tình trạng này không?
+ Bên cạnh việc giám sát vé lên tàu, chúng tôi thành lập 16 đoàn kiểm tra và tổ chức kiểm tra thường xuyên, đột xuất… Ngoài ra còn có các đoàn kiểm tra của các đơn vị trực tiếp quản lý tàu khách, các đoàn kiểm tra thường xuyên các cung chặng, như công an thanh tra Cục Đường sắt Việt Nam…
Tuy nhiên, do khách đi tàu dịp Tết rất đông, mặt khác các ga dọc đường, thời gian tàu dừng đón, tiễn khách rất ngắn nên việc thực hiện chặt chẽ khâu soát vé có thể vẫn có hiện tượng nhân viên trên tàu để khách đi tàu chưa mua vé nhưng nếu có chỉ là rất hạn hữu.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét