Các thị trường tài chính Mỹ sẽ đóng cửa vào ngày thứ 5 năm này để nghỉ lễ Tạ ơn.
Lo lắng về ngành công nghiệp nhà ở
Chỉ số đo lường vốn hóa của phần lớn các công ty công nghệ dẫn đầu sự sụt giảm, khi đóng cửa mất 219,4 điểm, tương đương 3%, xuống 7.028,48 điểm. Chỉ số công nghiệp Dow Jones giảm 395,8 điểm, tương đương 1,6%, xuống 25.017,44 điểm, và chỉ số S&P 500 cũng thoái lui 45,5 điểm, tương đương 1,7% và kết phiên tại 2.690,73 điểm.
Trong tuần trước, chỉ số Dow đã ghi nhận mức giảm đến 2,2%, chỉ số S&P 500 giảm 1,6% và Nasdaq mất 2,2% cho cả tuần.
Sự lo lắng của nhà đầu tư, được chứng minh bởi sự sụt giảm của tuần trước, đã tiếp tục diễn ra vào hôm qua, sau một báo cáo về niềm tin của các nhà xây dựng cho thấy các nhà điều hành của ngành này hiện đang bi quan hơn bất kỳ thời điểm nào trong hơn hai năm qua.
Hiệp hội nhà Quốc gia công bố niềm tin của các doanh nghiệp xây dựng nhà ở trong tháng 11 giảm 8 điểm xuống còn 60 điểm, mức sụt giảm lớn nhất trong hơn 4 năm qua và rơi mức thấp nhất trong hơn 2 năm qua.
Jim Smigiel, giám đốc đầu tư tại SEI Investments, chia sẻ: “Dữ liệu về nhà ở công bố hôm nay khá tệ”.
Ông cho rằng niềm tin nhà xây dựng giảm xuống khi lãi suất tăng cao, mà có thể làm giảm nhu cầu về nhà mới. Tuy nhiên, ông cũng cho rằng niềm tin khó có thể tiếp tục rơi xuống như dự đoán rằng ngành công nghiệp nhà ở sẽ rơi vào tình trạng suy thoái. Ông nói: "Chúng ta đang trong giai đoạn điều chỉnh, nơi mà người tiêu dùng đang dần quen với lãi suất cao hơn. Các yếu tố khác như tăng lương, thất nghiệp thấp và các yếu tố nhân khẩu học sẽ giúp ổn định niềm tin đối với khu vực nhà ở," trong những tháng tới.
Thương mại gây áp lực lên cổ phiếu công nghệ
Các vấn đề thương mại cũng là nguyên nhân chính dẫn đến sự biến động, khi các nhà đầu tư xem xét khả năng thuế suất của Hoa Kỳ đối với hàng hóa Trung Quốc có thể tăng từ 10% lên 25% trong tháng 1 sắp tới. Tổng thống Donald Trump và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình sẽ gặp nhau tại Buenos Aires vào cuối tháng này, ở hội nghị thượng đỉnh G20 mà giới đầu tư hy vọng sẽ dẫn đến một thỏa thuận thương mại mới, hoặc ít nhất là giúp quyết định tăng thuế suất bị hoãn lại.
Các mối lo ngại về thương mại đặc biệt gây áp lực lên lĩnh vực công nghệ, vì các chuỗi cung ứng của các công ty công nghệ đa quốc gia phụ thuộc rất nhiều vào luồng thương mại giữa Hoa Kỳ-Trung Quốc.
Chris Zaccarelli, giám đốc đầu tư của Independent Advisor Alliance đã viết trong một lưu ý như sau: “Cổ phiếu công nghệ tiếp tục chìm sâu giữa các dấu hiệu của mối đe dọa về việc lãi suất tăng thêm 3 lần trong năm tới, lo ngại tăng trưởng toàn cầu và căng thẳng thương mại với Trung Quốc”.
Ông nói: "Mối lo ngại chiến tranh thương mại với Trung Quốc đã gây áp lực lên chuỗi cung ứng toàn cầu đối với các công ty công nghệ lớn, trong khi nỗi sợ hãi về tăng trưởng toàn cầu sụt giảm cũng gây lo ngại rằng thu nhập trong tương lai của các công ty này sẽ thấp hơn”.
Cổ phiếu Netflix hôm qua giảm mạnh 5,5%, đẩy đương trung bình động 50 ngày (MA 50) rớt về dưới đường MA 200 lần đầu tiên kể từ tháng 10/2016.
Cổ phiếu Apple giảm 4% và trở thành tâm điểm sau khi Wall Street Journal báo cáo rằng sản lượng sụt giảm của nhà sản xuất Iphone này sẽ gây ảnh hưởng lớn đến các nhà cung cấp trong chuỗi cung ứng. Tuần trước, các nhà cung cấp lớn về linh kiện cho Iphone bao gồm Qorvo, Lumentum và Japan Display đều hạ triển vọng tài chính cho giai đoạn tới.
Doanh số bán các dòng Iphone mới không như kỳ vọng đã gây áp lực lên cổ phiếu Apple gần đây
Marc Pinto - giám đốc danh mục đầu tư của Janus Henderson Investments thì cho rằng sự suy yếu trong các cổ phiếu công nghệ đang được dẫn dắt bởi “dự báo bi quan từ các công ty bán dẫn” như Nvidia và Texas Instruments, cũng như các báo cáo gây lo lắng liên quan đến nhu cầu các dòng Iphone mới nhất của Apple.
Lo ngại từ Á – Âu sang Mỹ
Trong khi đó, các nhà đầu tư cũng quan tâm đến các câu chuyện chính trị khác, bao gồm cả Brexit và cuộc khủng hoảng ngân sách Ý, đã góp phần vào sự biến động của thị trường vào cuối năm. Thủ tướng Anh Theresa May dự kiến sẽ đưa kế hoạch nước Anh rút khỏi Liên minh châu Âu (EU) trình bày tại Brussels, sau khi vẫn giữ được quyền lãnh đạo - ít nhất là cho đến bây giờ.
Các quan chức Ý và EU vẫn còn kẹt trong thế bế tắc kéo dài về kế hoạch ngân sách của chính phủ Ý, mà Brussels cho biết Ý cần phải tuân thủ quy tắc của khối thương mại chung này, nếu không một cuộc đụng độ giữa hai bên có thể tác động tiêu cực đến các thị trường.
Lãi suất tăng cũng tiếp tục là mối quan ngại đối với các nhà đầu tư, khi giới đầu tư đã cố tìm kiếm các tín hiệu từ bình luận của các thành viên thuộc Cục Dự trữ Liên bang trong những ngày gần đây. Chủ tịch Fed New York, John Williams là người mới nhất phát biểu theo quan điểm “bồ câu”, khi vào hôm qua tại thành phố New York ông nói: "Mục tiêu của chúng tôi là giữ cho sự mở rộng nền kinh tế kéo dài càng lâu càng tốt."
Cổ phiếu công ty Nissan Motor hôm qua cũng giảm 5,9%, sau khi truyền thông đưa tin Chủ tịch Carlos Ghosn đã bị bắt hôm thứ hai ở Tokyo, phía Nissan cũng cho biết họ đã cắt chức Ghosn sau khi phát hiện hành vi sai trái về tài chính. Trong khi đó, cổ phiếu của Renault cũg giảm 8,4% ở sàn chứng khoán Paris. Ghosn cũng là giám đốc điều hành của Renault và là chủ tịch của Mitsubishi Motors Corp.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét