Thứ Sáu, 28 tháng 12, 2018

Sanchez tập luyện để tỏa sáng dưới thời HLV Solskjaer




Trả lời báo chí vào sáng 28/12, huấn luyện viên Ole Solskjaer tiết lộ Alexis Sanchez lao vào tập luyện nhằm sớm lấy lại phong độ đỉnh cao.


Tân thuyền trưởng của MU cập nhật tình hình của Sanchez: “Cậu ấy đã quay trở lại Manchester hai ngày qua và đang tập luyện tốt. Hy vọng khi MU trở lại tập luyện, Sanchez có thể bắt nhịp cùng các đồng đội. Sanchez gần như vắng mặt ở trận gặp Bournemouth, nhưng chắc chắn trở lại khi MU đối đầu Newcastle”.

Solskjaer tiết lộ sự quyết tâm của Sanchez cùng Metro: “Tôi không có thời gian để ngồi xuống và nói chuyện nghiêm túc cùng Sanchez. Cậu ấy tập luyện điên cuồng ở bất kỳ khoảnh khắc nào, dù được phép nghỉ ngơi. Rõ ràng Sanchez khao khát trở lại sân cỏ hơn bao giờ hết. Cậu ấy là con nghiện tập luyện”.

HLV Solskjaer bất ngờ trước tinh thần tập luyện hăng say của Sanchez. Ảnh: Nettatvisen.


Sanchez gia nhập sân Old Trafford ở kỳ chuyển nhượng đông 2018. Để có chữ ký của tiền đạo người Chile, phía MU phải để Henrikh Mkhitaryan đến Arsenal theo chiều ngược lại. Ở “Nhà hát của những giấc mơ”, Sanchez là cầu thủ hưởng lương cao nhất. Theo thông tin từ báo chí Anh, thu nhập mỗi tuần của Sanchez lên đến 500.000 bảng.

Cựu tiền đạo Arsenal được kỳ vọng tỏa sáng rực rỡ ở MU. Dẫu vậy, qua từng trận đấu, Sanchez dần mất hút. Trước khi dính chấn thương ở mùa giải này, Sanchez hiếm khi được HLV Mourinho xếp đá chính.

Giữa bối cảnh hàng loạt tin đồn Sanchez sẽ sớm chia tay MU ở kỳ chuyển nhượng đông 2019, Jose Mourinho bị sa thải. HLV Solskjaer cho biết ông ấn tượng với mẫu cầu thủ như Sanchez. Chính vì thế, tiền đạo người Chile vẫn còn tương lai ở MU nếu thể hiện tốt sau chấn thương.

Sanchez được kỳ vọng trở lại dưới thời HLV Solskjaer.


Hai trận đấu đầu tiên dưới triều đại Solskjaer, MU thăng hoa bằng thứ bóng đá tấn công tốc độ hoàn toàn áp đảo đối thủ. So với thời Mourinho còn tại vị, những Paul Pogba, Marcus Rashford thi đấu như “lột xác”. CĐV MU kỳ vọng Sanchez sẽ tìm lại chính mình khi được đặt ở sơ đồ tấn công của HLV Solskjaer.

Lúc 23h30 ngày 30/12, MU tiếp đón Bournemouth trên sân nhà. Sau đó 3 ngày, “Quỷ đỏ” thành Manchester hành quân đến sân của Newcastle. Nhiều khả năng Sanchez sẽ sẵn sàng ra sân kể từ vòng 21 Ngoại hạng Anh mùa giải 2018/19.

Vị trí của các đội tại Ngoại hạng Anh sau 19 vòng. Đồ họa: Minh Phúc.

Thái Lan “tha bổng” phó thủ tướng vụ bê bối “mượn” đồng hồ xa xỉ



Các nhà điều tra Thái Lan “tha bổng” cho phó thủ tướng nước này cáo buộc hình sự tội không khai báo tài sản sau khi bị phát hiện đeo đồng hồ xa xỉ.









Câu chuyện bắt đầu từ tháng 12 năm ngoái khi những bức ảnh chụp tại lễ ra mắt nội các mới xuất hiện. Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Quốc phòng Thái Lan - tướng Prawit Wongsuwon giơ tay che mắt tránh ánh nắng mặt trời thì bị phóng viên chú ý đến chiếc đồng hồ lấp lánh trên tay ông.

Kiểm tra hồ sơ tài sản của vị tướng này cho thấy, ông chưa bao giờ kê khai về chiếc đồng hồ Richard Mille đắt tiền.

Thay vì thế, ông Prawit giải thích rằng ông đã mượn chiếc đồng hồ này và hơn 20 chiếc khác của một người bạn học phổ thông quá cố - lời giải thích vấp phải sự chế giễu công khai vào thời điểm đó.

Tuy nhiên, người đứng đầu cơ quan chống tham nhũng Thái Lan hôm 27.12 xác nhận, lời giải thích của Phó Thủ tướng Prawit Wongsuwon là đúng.

“Uỷ ban chống tham nhũng quốc gia đã bỏ phiếu với tỉ lệ 5 phiếu thuận, 3 phiếu chống và xác định rằng không đủ bằng chứng để kết luận tướng Prawit cố tình nộp kê khai tài sản sai lệch hoặc che giấu thông tin cần kê khai” - tờ SCMP dẫn lời ông Worawit Sookboon, Tổng thư ký Uỷ ban chống tham nhũng quốc gia Thái Lan, phát biểu tại cuộc họp báo.

Ông Worawit cho biết, Uỷ ban ra phán quyết rằng ông Prawit đã mượn 22 chiếc đồng hồ của một người bạn quá cố thời trung học là cựu doanh nhân Pattawat Suksriwong.

Ông cho biết, những bức ảnh cho thấy ông Prawit đeo 25 đồng hồ, trong đó có 3 ảnh ông này đeo cùng một chiếc.

22 đồng hồ đeo tay đã được tìm thấy ở nhà người bạn Pattawat và 1 giấy bảo hành cho thấy ông này sở hữu 21 chiếc đồng hồ mà ông Parawit mượn đeo trong những bức ảnh.

1 chiếc khác không được tính, nhưng vì ông Prawat đã mượn 21 chiếc đồng hồ của ông Pattawat nên có thể giả định rằng ông ta đã mượn thêm chiếc này - đại diện của Uỷ ban chống tham nhũng cho hay.

Phó Thủ tướng Prawit Wongsuwon là một trong những lãnh đạo cấp cao của chính quyền quân sự Thái Lan. Kể từ khi lên nắm quyền từ năm 2014, chính quyền quân sự Thái Lan tuyên bố sẽ loại bỏ chính trị tham nhũng, song một số thành viên vẫn vướng vào những cáo buộc tham ô.

Động đất 6,1 Richter làm rung chuyển miền Đông Indonesia



Theo Cơ quan Khí tượng và Vật lý Indonesia, trận động đất xảy ra vào lúc 10 giờ 3 phút sáng 28-12 (theo giờ địa phương) với tâm chấn nằm ở độ sâu 26 km ở phía Đông Nam Manokwaki.


Người phát ngôn Cơ quan xử lý thảm họa quốc gia Indonesia cho biết trận động đất không gây bất cứ thiệt hại về người và vật chất.
Khu vực vừa xảy ra động đất ngày 28-12-2018. Ảnh minh họa: Google maps
Nằm trên "Vành đai lửa" của Thái Bình Dương, Indonesia thường xuyên hứng chịu thảm họa động đất, sóng thần. Mới đây nhất, hồi cuối tháng 9 vừa qua, một vụ động đất, sóng thần xảy ra tại thành phố Palu, trên đảo Sulawesi đã khiến hơn 2.000 người thiệt mạng, 5.000 người mất tích và hơn 9.000 người phải rời bỏ nhà cửa.

Trận động đất ngày 28-12 diễn ra trong bối cảnh Indonesia đang nỗ lực khắc phục hậu quả thảm họa sóng thần bất ngờ xảy ra ngày 22-12.aa

Bất chấp căng thẳng thương mại toàn cầu, Nga xác lập 10 kỷ lục kinh tế tài chính



Dự trữ vàng kỷ lục

Trong năm 2018, Ngân hàng trung ương Nga đã mua số lượng vàng cao kỷ lục 92,2 tấn, vươn lên vị trí hàng đầu thế giới về khối lượng mua vào kim loại qúy này. Dự trữ vàng của Nga vượt mức 2000 tấn, trị giá khoảng 78 tỷ USD, chiếm khoảng 18% trong dự trữ quốc tế của đất nước này. Vậy tại sao Nga lại phải mua nhiều vàng đến như vậy?

Trước hết, đây là công cụ bảo vệ an toàn các khoản đầu tư và đa dạng hóa rủi ro. Trong trường hợp hệ thống đồng USD bị sụp đổ thì chắc chắn vàng sẽ không bị mất giá. Trong khi duy trì được chức năng phương tiện thanh toán trong thương mại quốc tế, loại tài sản này làm giảm sự phụ thuộc vào bất cứ đồng tiền nào.

Trong năm 2018, Ngân hàng trung ương Nga đã mua số lượng vàng cao kỷ lục 92,2 tấn, vươn lên vị trí hàng đầu thế giới về khối lượng mua vào kim loại qúy này. (Nguồn: Shutterstock)


Điều đáng nói là Ngân hàng trung ương Nga chỉ mua vàng trên thị trường trong nước. Đó là một sự hỗ trợ khá tốt cho các công ty khai thác vàng của Nga, hiện sản xuất khoảng 300 triệu tấn/năm với 2/3 trong số đó được đưa vào kho dự trữ của Ngân hàng trung ương Nga.

Tính đến cuối tháng 12, giá vàng đã lên tới 1.270 USD/ounce. Dự báo nền kinh tế thế giới tăng trưởng chậm lại, cũng như nguy cơ chiến tranh thương mại xảy ra đã làm cho nhu cầu đối với kim loại quý này tăng lên.

Đầu tư vào trái phiếu Mỹ thấp kỷ lục

Khi dự trữ vàng thỏi, Ngân hàng trung ương Nga cắt giảm đầu tư vào trái phiếu chính phủ của Mỹ. Thời điểm hồi tháng Sáu, tỷ trọng trái phiếu chính phủ của Mỹ trong dự trữ ngoại tệ của Nga đã không vượt quá 10%. Quay lại năm 2010, đầu tư của Nga vào trái phiếu chính phủ của Mỹ, bên cạnh đồng USD, được coi là công cụ tài chính đáng tin cậy và có tính thanh khoản nhất thế giới, lên tới hơn 176 tỷ USD.

Tại sao Ngân hàng trung ương Nga lại từ bỏ trái phiếu chính phủ Mỹ? Nguyên nhân chính là do áp lực trừng phạt gia tăng từ phía Washington. Ngân hàng trung ương Nga đã bán trái phiếu chính phủ của Mỹ từ tháng 4/2014, nhưng trong năm 2018 thực hiện trên quy mô lớn. Sau khi Mỹ tiếp tục áp đặt các biện pháp trừng phạt Nga, Ngân hàng trung ương Nga đã giảm mạnh đầu tư vào trái phiếu chính phủ của Mỹ.

Việc từ bỏ trái phiếu chính phủ của Mỹ là hợp lý xét theo quan điểm kinh tế học, vì nó bảo vệ thị trường tài chính của Nga tránh những chấn động trong trường hợp các công ty trong nước bị trừng phạt.

Ngân sách thặng dư kỷ lục

Kết thúc năm 2018, ngân sách của Nga sẽ đạt thặng dư lần đầu tiên trong vòng 7 năm qua.

S&P đánh giá tích cực về triển vọng kinh tế Nga 2017. (Nguồn: RT)


Theo dự báo của Bộ Tài chính Nga, thặng dự ngân sách của nước này sẽ tương đương 2,5% GDP trong năm 2018, sau khi bị thâm hụt khoảng 1,4% GDP trong năm 2017. Ban đầu, ngân sách năm nay dự kiến thâm hụt ở mức 1.271,4 tỷ ruble (khoảng 184,6 tỷ USD, tương đương 1,3% GDP), nhưng giá dầu cao đã mang đến sự điều chỉnh quan trọng, khi nguồn thu bổ sung từ dầu khí bảo đảm cho ngân sách thặng dư. Bộ Tài chính Nga dự báo kết thúc năm 2018, thu nhập từ dầu mỏ và khí đốt sẽ đạt 2.700 tỷ ruble.

Nợ chính phủ thấp kỷ lục

Nga là một trong những quốc gia có tổng số nợ nước ngoài thấp nhất thế giới, chỉ 525 tỷ USD, trong khi con số này của nước Anh là 7.500 tỷ USD, của Pháp là 5.000 tỷ USD, của Đức là 4.800 tỷ USD, còn của Mỹ lên đến hơn 21.000 tỷ USD.

Theo các nhà phân tích ngân hàng UBS (Thụy Sỹ), Nga dẫn đầu về tiến độ cắt giảm nợ nước ngoài (bao gồm nợ nhà nước và nợ của tất cả các khu vực của nền kinh tế). Nếu tình hình kinh tế quốc tế bất ngờ xấu đi, nợ nước ngoài sẽ trở thành vấn đề lớn và càng ít nợ thì càng ít nguy cơ bị vỡ nợ khi xuất hiện những chấn động toàn cầu.

Các nhà kinh tế cho rằng nợ nước ngoài hiện nay của Nga ở mức tương đương 20,4% GDP là khá tích cực.

Lãi suất tín dụng thế chấp thấp kỷ lục

Năm 2018, người dân Nga vay tín dụng thế chấp với số lượng kỷ lục. Việc giảm lãi suất mạnh đã thúc đẩy tăng khối lượng tín dụng mua nhà ở. Trong các tháng 1-9/2018, lãi suất trung bình cho các khoản vay mua nhà ở mức 9,55%, thấp hơn 1,4 điểm phần trăm so với năm trước, nhưng trong tháng 10 là 9,41%.

Theo dự báo của Bộ Xây dựng, đến năm 2022, Nga sẽ có thể phát hành thế chấp ở mức 6%, qua đó góp phần cải thiện tình hình kinh tế.

Khai thác dầu kỷ lục

Năm 2018, Nga đạt được nhiều kỳ tích về khai thác dầu mỏ. Sản lượng tháng 10/2018 đã đạt 11,6 triệu thùng/ngày. Theo báo cáo của Tổ chức Các nước Xuất khẩu Dầu mỏ (OPEC), đây là con số cao nhất của Nga trong giai đoạn hậu Xô viết. Đóng góp lớn nhất vào thành tích này là Rosneft, chủ sở hữu công ty Yuganskneftegaz. Các công ty khác như LUKOIL, Surgutneftegaz, Gazprom Neft và Tatneft cũng gia tăng sản lượng.

OPEC dự đoán đến cuối năm nay, sản lượng khai thác dầu mỏ của Nga sẽ tăng lên 11,24 triệu thùng/ngày. Các công ty dầu mỏ của Nga sở hữu tiềm năng để tiếp tục tăng khối lượng sản xuất nhờ vào phát triển các mỏ mới.

Xuất khẩu khí đốt sang châu Âu đạt mức kỷ lục

Năm 2018, dưới sự lãnh đạo của Tổng thống Putin, nước Nga đã có một năm thành công với nhiều thành tựu kinh tế ấn tượng. (Nguồn: Thecsspoint)


Kết thúc năm 2018, khối lượng khí đốt xuất khẩu qua châu Âu sẽ vượt ngưỡng 200 tỷ m3. Ngay trong các tháng 1-11/2018, Gazprom đã xuất khẩu 179,9 tỷ m3 khí đốt, tăng 2,6% so với cùng kỳ năm ngoái, và tăng 10,2% so với năm trước đó. Các nước tăng khối lượng nhập khẩu khí đốt của Nga trước hết là Đức, Áo, Hà Lan, cũng như Pháp, Czech, Phần Lan, Romania, Hungary và Hy Lạp.Chỉ tính riêng trong 11 tháng qua, các nước này đã mua khí đốt của Nga nhiều hơn so với cả năm 2017.

Việc đưa đường ống “Dòng chảy Thổ Nhĩ Kỳ” và “Dòng chảy phương Bắc -2” đi vào khai thác về mặt lý thuyết cho phép tăng 1,5 lần lượng khí đốt xuất khẩu của Nga sang châu Âu lên 290 tỷ m3. Hơn nữa, theo dự báo của Cơ quan Năng lượng quốc tế, thậm chí với khối lượng này cũng không đủ đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của người dân "lục địa già".

Xuất khẩu lúa mì kỷ lục

Ngoài dầu khí, Nga còn xuất khẩu khối lượng ngũ cốc kỷ lục năm 2018. Theo đánh giá của Bộ Nông nghiệp Nga, trong vụ mùa vừa qua nước này đã xuất khẩu được 33-34 triệu tấn lúa mì. Còn theo số liệu của Bloomberg, kết thúc vụ mùa 2017-2018, Nga đã xuất khẩu được 36,6 triệu tấn lúa mì, tăng 30% so với năm ngoái. Hiện kỷ lục xuất khẩu lúa mì vẫn thuộc về Mỹ, quốc gia vào năm 1992-1993 đã cung cấp cho thị trường thế giới 36,8 triệu tấn lúa mì, nhưng kỷ lục này dường như khó có thể giữ vững.

Theo tờ The Wall Street Journal, do khối lượng ngũ cốc Nga xuất khẩu tăng nên các nông trại của Mỹ bị thiệt hại nặng nề. Ngũ cốc Nga lại rẻ hơn của Mỹ, đồng nghĩa với việc ngũ cốc của Mỹ có nguy cơ mất vị thế hiện có của họ trên thị trường thế giới.

Xếp thứ hai trong bảng xếp hạng của Bloomberg

Trong bảng xếp hạng các nền kinh tế đang phát triển của hãng Bloomberg, Nga đã được nâng từ vị trí thứ bảy lên vị trí thứ hai. Các chuyên gia của Ngân hàng Thế giới (WB) cũng ghi nhận sự tăng trưởng của nền kinh tế Nga. Trong bảng xếp hạng Doing Business, Nga đã leo từ vị trí 35 lên vị trí 31 trong vòng một năm, mặc dù vào năm 2012 chỉ mới ở vị trí 120.

Cũng theo tính toán của WB, Nga đã tiến sát nhóm 10 nền kinh tế lớn nhất thế giới tính theo GDP, vượt qua cả Hàn Quốc hiện đứng thứ 11. Trong vòng một năm, GDP của Nga đã tăng gần 300 tỷ USD lên 1.580 tỷ USD. Theo sắc lệnh tháng Năm của Tổng thống Vladimir Putin, Nga phải lọt vào nhóm năm nền kinh tế lớn nhất thế giới vào năm 2024.

Khách du lịch đến Nga tăng kỷ lục

Cũng trong năm 2018, thị trường du lịch Nga đã đón 90 triệu lượt khách nội địa và quốc tế, con số cao nhất trong vòng 10 năm qua.

Theo số liệu của Cơ quan du lịch Nga, kể từ năm 2008, lượng du khách trong nước và quốc tế đã tăng 70%. Riêng năm 2018, lượng khách nội địa lên tới 60 triệu lượt, chủ yếu đi du lịch tới vùng Krasnodar, Crimea, St. Petersburg và tỉnh Vladimir. Trong khi đó, chỉ tính riêng trong vòng một tháng diễn ra World Cup đã có tới 3,5 triệu khách quốc tế đến Nga.

Thủ tướng: Đừng đổ lỗi cho cơ chế vì cơ chế cũng do cán bộ làm ra

“Chúng ta không thể đổ lỗi cho cơ chế, chính sách vì thể chế pháp luật đều do cán bộ, công chức làm ra, do sự hạn chế về tư duy, tầm nhìn, do cách chúng ta thực hiện và quản lý”, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nói.



Chuyển dịch mô hình tăng trưởng



ADVERTISING






Phát biểu khai mạc Hội nghị Chính phủ với địa phương ngày 28.12, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc chia sẻ: “Có những hoàn cảnh và thời điểm, chúng ta đã thực sự đứng trước những khó khăn rất lớn, không nằm trong mọi kịch bản hay dự đoán. Tuy nhiên, chúng ta đã vượt qua một hành trình gian truân nhưng vô cùng có ý nghĩa”.

Nếu năm 2016, Việt Nam trải qua đợt hạn hán nghiêm trọng nhất trong vòng một thế kỷ thì hôm nay, lần đầu tiên trong lịch sử, nông nghiệp nước ta đã xuất khẩu hơn 40 tỉ USD.

Kể từ năm 2008 đến nay, lần đầu tiên trong 10 năm, nền kinh tế đã không chỉ đạt mà còn vượt mức tăng trưởng 0,38 điểm phần trăm, từ 6,7% đã lên mức 7,08% trong năm 2018. Đặc biệt, tăng trưởng xuất khẩu của khu vực trong nước đạt 17%, cao hơn khu vực FDI 14%.

Trong khi Việt Nam thuộc nhóm các quốc gia tăng trưởng kinh tế cao và ổn định hàng đầu châu Á thì chất lượng tăng trưởng của chúng ta cũng có sự cải thiện rõ nét, thể hiện qua tốc độ tăng năng suất lao động.

Đặc biệt, tốc độ tăng trưởng kinh tế cao kỷ lục trong 10 năm nhưng tăng trưởng tín dụng chỉ đạt dưới 14% so với 17-18% của các năm trước, công nghiệp khai khoáng giảm gần 4%, công nghiệp chế biến, chế tạo tăng lên trên 12%.

“Rõ ràng chúng ta đang có sự chuyển dịch về mô hình tăng trưởng và sự thăng tiến cao hơn về chuỗi giá trị”, Thủ tướng khẳng định.

Thủ tướng cũng cho rằng điều rất đáng mừng là Nghị quyết của Trung ương về kinh tế tư nhân đang thực sự đi vào cuộc sống. Chưa có thời điểm nào trước đây chúng ta được chứng kiến sự lớn mạnh cùng với quyết tâm vươn ra biển lớn của khu vực kinh tế tư nhân như 2 năm vừa qua.

Thủ tướng đề nghị tìm giải pháp mạnh mẽ khơi thông và huy động mọi nguồn lực cho phát triển. Khắc phục nhanh những chậm trễ, trì trệ, kém hiệu quả trong xây dựng cơ chế, chính sách và trong tổ chức thực hiện.

Thủ tướng yêu cầu làm rõ những rào cản làm kinh tế tư nhân không bứt phá được, đặc biệt là kinh tế hộ khó chuyển đổi thành doanh nghiệp, những nút thắt của doanh nghiệp ứng dụng công nghệ và đầu tư vào nông nghiệp; tháo gỡ những vướng mắc trong triển khai những dự án đầu tư công; đào tạo nhân lực trong kỷ nguyên số…

Bên cạnh đó ông yêu cầu đẩy mạnh phòng chống tham nhũng, lãng phí đi liền với hoàn thiện thể chế pháp luật, có cơ chế kiểm tra, giám sát, kiểm soát quyền lực; phát hiện và sửa ngay những quy định, sơ hở, mâu thuẫn dễ tiêu cực, quan liêu, xa dân.

12 chữ “vàng” cho năm 2019

Thủ tướng đề nghị Hội nghị thảo luận để đi đến thống nhất đề ra triển khai 1 chương trình toàn diện, phát triển kinh tế - xã hội năm 2019 với phương châm 12 chữ của Chính phủ: “Kỷ cương, liêm chính, hành động, sáng tạo, hiệu quả, bứt phá”.

Thủ tướng nêu rõ: Chúng ta sẽ không đánh đổi hay lựa chọn giữa chất lượng tăng trưởng và tốc độ tăng trưởng mà phải đạt được cả 2, nghĩa là phát triển nhanh và bền vững. Chính phủ luôn kiên trì nguyên tắc “3 trong 1” hay nói cách khác, 3 trụ cột bao gồm kinh tế, xã hội và môi trường.

Trong khi tiếp tục phát huy tốt nhất những động lực tăng trưởng đã có, chúng ta phải tích cực tìm kiếm những động lực tăng trưởng mới, ví dụ động lực tăng trưởng đến từ tiến trình đô thị hóa, từ ứng dụng công nghệ mới và từ các loại hình du lịch đa dạng, như du lịch biển và các vùng di sản, du lịch miền núi, du lịch sông nước ĐBSCL.

Mô hình tăng trưởng của Việt Nam sẽ dựa nhiều hơn vào năng suất lao động và thúc đẩy một nền kinh tế số.

“Chúng ta không chỉ cải thiện các hạ tầng cứng mà sẽ đồng thời phát huy các yếu tố hạ tầng của thế kỷ 21, gắn với mô hình phát triển dựa trên dữ liệu và sức mạnh sáng tạo. Chúng ta thúc đẩy cuộc cách mạng 4.0 vì dư địa tăng năng suất lao động ở đây là rất lớn”, Thủ tướng nhấn mạnh.

Trong năm 2019, Thủ tướng cho biết ông sẽ trực tiếp chỉ đạo việc đánh giá lại một số vấn đề. Đó là các tư duy và hình thành chính sách phát triển do Chính phủ đề xuất. Những yếu kém cố hữu của nền kinh tế khó sửa, cách thức khắc phục những dự án thua lỗ kéo dài, trong đó, phải chỉ ra cho được những giá trị kế thừa và những bài học kinh nghiệm lớn cần tiếp tục được nhận thức và chỉnh đốn một cách nghiêm túc.

Cùng với đó là những khía cạnh quản trị của Chính phủ, những mục tiêu như Chính phủ điện tử, Chính phủ số, các giá trị kiến tạo phát triển, sự liêm chính… khó đi vào thực tiễn nếu không cải cách những nguyên tắc và mô hình quản trị không còn phù hợp với thực tiễn.

Thủ tướng cũng sẽ đánh giá lại toàn bộ thực trạng và tiềm năng đích thực của các ngành kinh tế có tính chủ lực nhằm kiến tạo sức bật mới cho sự phát triển.

“Chính phủ sẽ không bao giờ cho phép ngủ quên trên vòng nguyệt quế, không những 2017, 2018 và cả những năm tới đây bởi hành trình của dân tộc ta còn rất dài, với rất nhiều thách thức phía trước và hơn thế nữa nội hàm giá trị cốt lõi và định hướng xuyên suốt của chúng ta trong mọi hành trình, chặng đường phát triển là không để một người dân nào bị bỏ lại phía sau, từ thành thị tới nông thôn, từ miền ngược đến miền xuôi, biên giới, hải đảo”, Thủ tướng nói.

Giao diện Instagram bất ngờ đổi sang cuộn ngang giống Tinder


Giao diện mới nhận được nhiều phàn nàn từ người dùng, ngay sau đó Instagram đã giải thích đó chỉ là lỗi.


Đêm qua theo giờ Việt Nam, Instagram bất ngờ được cập nhật giao diện mới với cách duyệt ảnh theo chiều ngang giống như Tinder. Tay vì cuộn dọc như trước, phiên bản mới Instagram này yêu cầu người dùng nhấp vào nửa trái hoặc nửa phải của màn hình hoặc vuốt ngang trên màn hình để duyệt ảnh.

Rất nhiều người dùng tỏ ra không hề thích giao diện mới của Instagram. Nhiều người cho rằng thay đổi này là một bước lùi, khiến họ khó thấy những cập nhật của người họ quan tâm và việc vuốt qua các bài/ảnh không liên quan/không thích trở nên chậm hơn.





Sau đó, đã ngay lập tức thu hồi bản cập nhật, đưa tất cả mọi thứ trở lại bình thường và chữa cháy bằng cách gọi đây là một "lỗi". Adam Mosseri, người vừa được Facebook bổ nhiệm vào vị trí phụ trách hoạt động của Instagram thay cho đồng sáng lập vừa rời công ty, chia sẻ rằng tính năng duyệt tin/ảnh theo chiều ngang vốn được lên lịch thử nghiệm trong một nhóm nhỏ người dùng. Tuy nhiên, một sai sót đã khiến bản cập nhật này được tung ra rộng rãi. Mosseri khuyên những ai vẫn còn bị ảnh hưởng khởi động lại ứng dụng Instagram để về trạng thái quen thuộc.



Nhưng sau sự cố này, có lẽ Instagram nên bỏ qua giao diện kiểu này vì sau khi gặp “lỗi”, người dùng tỏ ra chẳng mặn mà cho lắm.

Vụ trộn pin vào hồ tiêu: Vì lợi nhuận, bất chấp sức khỏe người dân



Sáng 28.12, TAND tỉnh Đắk Nông xét xử vụ án "Vi phạm các quy định trong an toàn thực phẩm" trong vụ trộn vỏ cà phê với lõi pin và tạp chất.


Các bị cáo bị đưa ra xét xử gồm: Phan Thị Dung (SN 1962, trú tại thị trấn Lộc Ninh, huyện Lộc Ninh, tỉnh Bình Phước), Nguyễn Thị Thanh Loan (SN 1975, trú tại thôn 13, xã Đắk Wer, huyện Đắk R’lấp, tỉnh Đắk Nông), Nguyễn Xuân Bảo (SN 1985, trú tại thôn Quảng Thành, xã Đạo Nghĩa, huyện Đắk R’lấp, tỉnh Đắk Nông), Lê Thị Hồng Thơ (SN 1979) và Trần Ngưỡng (tên gọi khác là Trần Văn Tuấn, SN 1976, cùng trú tại xã Nâm N’Jang, huyện Đắk Song, tỉnh Đắk Nông). Cả 5 đối tượng trên đều bị VKND tỉnh Đắk Nông truy tố về tội “Vi phạm quy định về an toàn thực phẩm”.Bị cáo Bảo tại tòa.

Theo cáo trạng của VKS, Phan Thị Dung lúc này Giám đốc Công ty TNHH sản xuất thương mại Thảo Dung (Cty Thảo Dung), nhờ Lê Thị Hồng Thơ, Giám đốc Công ty TNHH MTV Tịnh Thơ Đắk Nông, mua tạp chất của Nguyễn Xuân Bảo và Nguyễn Thị Thanh Loan, rồi thuê Trần Ngưỡng chuyên chở giao cho Dung đem về trộn với hạt tiêu để bán kiếm lời.

Ngày 22.4.2018, Công an tỉnh Đắk Nông phát hiện và thu giữ được tại kho Cty của Dung có 360 bịch hạt tiêu, trọng lượng 9 tấn giá trị hơn 454 triệu đồng.

Theo kết luận giám định của Viện khoa học hình sự, Tổng cục Cảnh sát - Bộ Công an, trong mẫu hạt tiêu giám định có thành phần chính là hạt tiêu, hàm lượng 81,66%; ngoài ra còn tìm thấy các chất gồm: vỏ vụn cà phê, vụn đá, bột pin (có thành phần mangan dioxit, kẽm clorua, amoni chlorua) hàm lượng tổng tạp chất là 18,34%.

Các chất mangan dioxit, kẽm clorua, amoni chlorua được phát hiện theo kết luận giám định nêu trên không nằm trong danh mục chất hỗ trợ để chế biến thực phẩm (theo Văn bản hợp nhất số 02/BHN-BYT ngày 15.6.2015 của Bộ Y tế).

Trong vụ án này còn có một số đối tượng liên quan đó là Ngô Ngọc Sơn (SN 1998, trú xã Nghĩa Thắng, huyện Đắk R’lấp), người làm công cho Loan, Bảo là người trực tiếp trộn tạp chất và ông Lê Văn Tập đã có hành vi trộn tạp chất vào tiêu cho Dung.

Mặc dù tham gia giúp sức nhưng Viện KSND tỉnh Đắk Nông xác định các đối tượng này chỉ là người làm thuê.

Anh Sơn không bàn bạc, thỏa thuận ăn chia lợi nhuận với Loan, Bảo và không biết hỗn hợp tạp chất nhuộm pin được làm ra để sử dụng vào việc gì; ông Lập và một số người khác cũng chỉ là người làm thuê không biết việc làm của Dung nên không xem xét, xử lý.

Vì lợi nhuận bất chấp sức khỏe người tiêu dùng

Tại phiên tòa, Bảo khai mình chỉ là người làm thuê. Khi được chủ là bà Loan muốn tạp chất có màu đen nên Bảo đã nghĩ ra cách trộn lõi pin vào tạp chất.

“Trước giờ chỉ nghĩ tạp chất trên dùng để làm phân bón chứ không biết nó có thể dùng để trộn vào tiêu” – Bảo khai trước tòa.

Về phần mình, Loan cho biết mình làm nghề kinh doanh mua tiêu cám, tiêu bột để bán lại kiếm lời. Trước cáo trạng của VKS, Loan thừa nhận việc mình tổ chức trộn tạp chất để bán cho Thơ nhưng không biết tạp chất đó dùng để làm gì. Còn bị cáo Thơ cũng khai rằng mình không hề biết bà Dung mua tạp chất để làm gì.

Riêng bà Dung thì cho rằng mục đích trộn tạp chất vào tiêu chỉ nhằm để tăng trọng lượng để xuất khẩu chứ không biết các đối tác của mình dùng vào việc gì.

Mặc dù các bị cáo khai như vậy nhưng đại diện Viện KSND vẫn giữ nguyên quan điểm truy tố các bị cáo không chỉ vi phạm các quy định trong an toàn thực phẩm mà còn làm ảnh hưởng đến uy tín của ngành hồ tiêu Việt Nam. Các bị cáo có đủ nhận thức để hiểu rằng hồ tiêu bán ra chủ yếu là dùng để làm gia vị.

Đại diện VKSND tỉnh Đắk Nông đề nghị xử phạt các bị cáo từ 7-9 năm tù về tội "Vi phạm các quy định trong an toàn thực phẩm". Trong đó, Loan bị đề nghị mức án từ 8-9 năm tù, các bị cáo khác bị đề nghị mức án từ 7-7 năm 6 tháng tù.

Chiều nay, phiên xét xử sẽ tiếp tục diễn ra.

Phát hiện 11 thuyền khai thác cát trái phép trên sông Đồng Nai


Sau nhiều ngày trinh sát, rạng sáng 28/12, ba tổ công tác của Phòng Cảnh sát Môi trường phối hợp cùng Phòng Cảnh sát Cơ động, Công an tỉnh Đồng Nai, phát hiện hàng chục đối tượng sử dụng 11 thuyền bơm hút, vận chuyển cát trái phép trên sông Đồng Nai, đoạn thuộc địa phận xã Long Hưng, thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai.


Theo Phòng Cảnh sát Môi trường, Công an tỉnh Đồng Nai, khi phát hiện lực lượng chức năng, các đối tượng trên 6 thuyền bơm hút cát lập tức rút lù, nhấn chìm thuyền, nhảy xuống sông tẩu thoát. 5 thuyền vận chuyển cát cùng hơn 10 đối tượng đã bị lực lượng công an khống chế.

Trên các thuyền này có khoảng 200 m3 cát, vừa được bơm lên từ lòng sông. Lực lượng Phòng Cảnh sát Môi trường, Công an tỉnh đang trục vớt thuyền bị nhấn chìm và lấy lời khai các đối tượng để tiếp tục điều tra, mở rộng. Ghi nhận của phóng viên, trên các thuyền bơm hút cát đều được lắp đặt hệ thống máy mã lực lớn, với nhiều “vòi rồng” chuyên dụng phục vụ việc khai thác cát.

Bước đầu các đối tượng khai nhận mua cát từ thuyền bơm hút với giá 150 nghìn đồng/m3, sau đó vận chuyển về bán lại cho các vựa thu mua cát ven sông Đồng Nai (thuộc địa bàn Quận 9, Thành phố Hồ Chí Minh), với giá 250 nghìn đồng/m3.






Việc khai thác cát trái phép được các đối tượng thực hiện vào ban đêm, khu vực xã Long Hưng có nhiều nhánh sông nhỏ, đây là điều kiện thuận lợi để đối tượng khai thác cát bỏ trốn.

Thời gian qua, lực lượng chức năng đã tăng cường các biện pháp để đấu tranh, ngăn chặn nạn khai thác cát trái phép trên sông Đồng Nai. Tuy nhiên, vì lợi nhuận nên nhiều đối tượng vẫn bất chấp pháp luật, lén lút bơm hút, vận chuyển cát trái phép vào ban đêm.

Ông Võ Văn Thưởng: Thông tin đối ngoại cần đẩy mạnh ứng dụng CNTT, truyền thông hiện đại



Đánh giá cao những kết quả đạt được trong năm qua, Ủy viên Bộ Chính trị, Trưởng Ban Tuyên giáo TƯ Võ Văn Thưởng cho rằng, trong năm 2019, tình hình thế giới và khu vực sẽ còn nhiều diễn biến phức tạp, khó lường; vấn đề Biển Đông tiếp tục tiềm ẩn nhiều nguy cơ, tác động đến an ninh và quan hệ giữa các nước lớn trong khu vực, quá trình phát triển đất nước với những khó khăn, thách thức và thuận lợi đan xen.

Ủy viên Bộ Chính trị, Trưởng Ban Tuyên giáo TƯ Võ Văn Thưởng. Ảnh: Thái An


Bối cảnh đó, đòi hỏi các lực lượng làm công tác thông tin đối ngoại, tuyên truyền biển, đảo, phân giới, cắm mốc và quản lý biên giới trên đất liền cần chủ động, linh hoạt và sáng tạo trong công tác tham mưu, tổ chức thực hiện nhiệm vụ.

Ông nhấn mạnh một số nhiệm vụ cần tập trung làm tốt trong năm 2019. Đó là:

Tiếp tục đổi mới tư duy, nâng cao nhận thức về tầm quan trọng và những thách thức của công tác thông tin đối ngoại trong tình hình mới. Quán triệt sâu sắc các quan điểm và nhiệm vụ đối ngoại mà Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ 12 và các nghị quyết T.Ư đã chỉ rõ; tiếp tục triển khai hiệu quả các nhóm nhiệm vụ và giải pháp thông tin đối ngoại theo Kết luận 16, đáp ứng yêu cầu của tình hình mới.

Phát huy tính chủ động, tích cực của các lực lượng triển khai công tác thông tin đối ngoại, tuyên truyền biển, đảo, phân giới, cắm mốc và quản lý biên giới trên đất liền, trong đó tập trung vào các phương thức thông tin nhanh, kịp thời, sinh động có sức lan tỏa, bao phủ rộng.

Tăng cường sự gắn kết giữa đối ngoại Đảng, ngoại giao nhà nước và đối ngoại nhân dân, giữa thông tin đối nội và thông tin đối ngoại, phát huy sức mạnh tổng hợp của quốc gia trong quá trình mở rộng hợp tác và hội nhập quốc tế.

Thường xuyên đổi mới nội dung, phương thức thông tin đối ngoại, tăng cường thông tin tích cực về văn hóa, đất nước, con người Việt Nam, tranh thủ cao nhất sự ủng hộ của cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài, của nhân dân thế giới, bạn bè quốc tế; huy động được các nguồn lực phục vụ hiệu quả công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

Nâng cao năng lực phân tích, dự báo,theo dõi sát diễn biến tình hình quốc tế, trong nước; xây dựng các kịch bản cụ thể và phương án định hướng thông tin tuyên truyền ở từng cấp độ; đấu tranh ngăn chặn làm thất bại âm mưu, hoạt động chống phá của các thế lực thù địch, phản động; bảo đảm giữ vững môi trường hòa bình cho phát triển gắn với công tác đấu tranh bảo vệ chủ quyền lãnh thổ; nâng cao vị thế, uy tín quốc tế của Việt Nam.


Hội nghị diễn ra sáng nay tại Hà Nội. Ảnh: Thái An


Đa dạng hóa các kênh thông tin

Ủy viên Bộ Chính trị, Trưởng Ban Tuyên giáo TƯ lưu ý: "Có những hoạt động phải vừa làm, vừa quan sát, vừa nghiên cứu rồi phải dự báo cho kịp thời".

Theo ông, các lực lượng làm công tác thông tin đối ngoại, tuyên truyền biển, đảo, phân giới, cắm mốc và quản lý biên giới trên đất liền cần đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin, truyền thông hiện đại; đa dạng hóa các kênh thông tin sử dụng internet, mạng xã hội. Sớm đưa trang thông tin điện tử về thông tin đối ngoại của Ban chỉ đạo Công tác thông tin đối ngoại vào hoạt động.

Tăng cường thông tin bằng tiếng nước ngoài, tính thuyết phục, phù hợp về ngôn ngữ, phong tục tập quán để phát huy hiệu quả công tác thông tin đối ngoại, tuyên truyền biển, đảo, phân giới, cắm mốc và quản lý biên giới trên đất liền.

Nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của Ban Chỉ đạo Công tác thông tin đối ngoại, cơ quan điều phối phát đi các yêu cầu, chỉ đạo xử lý công tác thông tin đối ngoại. Phát huy vai trò của các cơ quan báo chí đối ngoại chủ lực. Coi trọng công tác đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực, nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, lý luận chính trị và ngoại ngữ.

Tại hội nghị, các tham luận tập trung bàn về những vấn đề: kết quả công tác thông tin đối ngoại, tuyên truyền biển, đảo và phân giới, cắm mốc, quản lý biên giới năm 2018; kinh nghiệm triển khai những nội dung trên của một số bộ, ngành, địa phương; những vấn đề cần chú ý trong việc triển khai nhiệm vụ tuyên truyền năm 2019...

Ban Tuyên giáo TƯ tặng Bằng khen cho 28 tập thể và 9 cá nhân đạt thành tích xuất sắc trong công tác thông tin đối ngoại; tuyên truyền biển, đảo, phân giới, cắm mốc và quản lý biên giới trên đất liền trong năm qua.

Thông tin mới nhất vụ cô gái trẻ va chạm xe BMW rồi bị xe buýt cán tử vong



Theo lãnh đạo Công an quận Cầu Giấy (Hà Nội) cho biết, danh tính nữ tài xế điều khiển ô tô BMW màu trắng mang BKS 30A 777.58 trong vụ tai nạn thương tâm là Lê Thị Phương L. (SN 1988, hiện đang ở Mai Dịch, quận Cầu Giấy, Hà Nội).

Danh tính của nạn nhân được xác định là Nguyễn Thị M. (SN 1995, quê Phú Thọ), là cô giáo mầm non. Khi xảy ra tai nạn, chị M. mặc chiếc áo đồng phục của trường Đại học Quốc gia, do vậy, một số nguồn tin nhầm lẫn rằng nạn nhân là nữ sinh viên.Hiện trường vụ tai nạn

Theo thông tin ban đầu, ở vào thời điểm trên, chị M. điều khiển xe máy BKS 19P1-254xx lưu thông trên đường Xuân Thủy. Đến trước nhà 139 Xuân Thủy, xe máy va chạm với một ô tô BMW màu trắng lưu thông cùng chiều khiến cô gái lái xe máy ngã xuống đường.

Đúng lúc này, chiếc xe buýt số 34 chạy tuyến Mỹ Đình - Gia Lâm mang BKS 29B-058.45 lao tới cán qua người khiến nạn nhân bất tỉnh, chảy nhiều máu.

Tại hiện trường, chiếc xe máy đổ trên đường, hư hỏng nặng. Vụ tai nạn khiến giao thông trên đường Xuân Thủy hướng về Cầu Giấy ùn ứ.

Ngay sau khi xảy ra va chạm, người dân gọi cảnh sát và cấp cứu tới hiện trường. Tuy nhiên, cô gái được xác định đã tử vong. Đến khoảng 22h cùng ngày, cơ quan chức năng đã hoàn tất khám nghiệm, giải phóng lòng đường.

Chứng khoán sáng 28/12: Lình xình ngày cuối năm


Nhà đầu tư nước ngoài tiếp tục mua ròng tích cực và giảm bán đáng kể...




Các cổ phiếu được mua ròng tốt nhất sáng nay chủ đạo là blue-chips như HPG, BID, VCB, còn thêm DXG, KDH, DIG. Phía bán ròng chỉ có VRE, CTG là đáng kể.




28/12/2018 12:07




Thị trường không xuất hiện áp lực bán đáng kể nào trong sáng nay nhưng cũng không hấp dẫn được dòng tiền mua vào ngày cuối năm. Các chỉ số lẫn giá cổ phiếu dao động nhỏ và lình xình với thanh khoản rất thấp.

VN-Index chốt phiên sáng tăng nhẹ 0,24% với 103 mã tăng/146 mã giảm. VN30-Index tăng 0,12% với 17 mã tăng/12 mã giảm. Độ rộng này cho thấy blue-chips có vẻ tăng đều hơn phần còn lại.

Thị trường dao động rất hẹp với mức tăng cao nhất của VN-Index khoảng 0,33% và mức giảm thấp nhất 0,15% so với tham chiếu. VN30-Index cũng chỉ biến động trong khoảng giảm 0,14% và tăng 0,37% so với tham chiếu.

Độ rộng chung trên sàn HSX nghiêng nhiều hơn về phía giảm nhưng cũng chưa tới 80 mã giảm trên 1%. Tỷ lệ lớn số giảm này thuộc về các cổ phiếu vừa và nhỏ cũng như các mã thanh khoản kém. Midcap đang giảm 0,09% và Smallcap giảm 0,42%.

Ảnh hưởng khiến các chỉ số biến động hẹp không xuất phát từ áp lực của trụ. Một số mã giảm nhiều hơn các cổ phiếu còn lại nhưng mức độ ảnh hưởng không lớn: VRE giảm 0,68%, VPB giảm 0,25%, ROS giảm 4,63%, PLX giảm 0,18%, MWG giảm 1,04%, KDC giảm 2,07%, HPG giảm 0,16%.

Trong khi đó bốn trụ lớn nhất vẫn khá mạnh: VNM tăng 1,14%, VHM tăng 0,95%, VCB tăng 0,93%, VIC tăng 0,49%.

Sàn HNX đang giảm do thiếu trụ nổi bật. ACB giảm 0,68% và VCS giảm 2,4%, NVB giảm 8,51% đang kéo chỉ số xuống. PVS tăng 1,13% là trụ duy nhất đáng kể. HNX-Index giảm 0,51% với 40 mã tăng/65 mã giảm. HNX tăng 0,03% với 6 mã tăng/11 mã giảm.

Như vậy, tổng thể hai sàn vẫn đang có độ rộng khá hẹp và tập trung nhiều trong nhóm vừa và nhỏ. Các blue-chips làm tốt nhiệm vụ giữ nhịp. Tuy vậy do cầu của các blue-chips cũng hạn chế nên giá khó biến động tốt hơn.

Rổ VN30 sáng nay khớp có 444,2 tỷ đồng, giảm gần 25% so với sáng hôm qua. Đây là mức giao dịch thấp thứ 2 trong tuần này, sau phiên 407 tỷ đồng ngày 26/12.

Tổng thanh khoản khớp lệnh hai sàn cũng giảm 23% so với phiên trước, đạt 1040,1 tỷ đồng. Thị trường không có nhóm kiến tạo thanh khoản. HPG, VNM, nhóm ngân hàng... đều giảm thanh khoản đáng kể.

Nhà đầu tư nước ngoài tiếp tục mua ròng tích cực và giảm bán đáng kể. Ở HSX khối này chỉ bán ra 93,4 tỷ đồng và mua 147,9 tỷ đồng. VN30 được mua 91 tỷ đồng, bán 61,5 tỷ đồng. HNX mua 1 tỷ, bán 5,4 tỷ đồng.

Các cổ phiếu được mua ròng tốt nhất sáng nay chủ đạo là blue-chips như HPG, BID, VCB, còn thêm DXG, KDH, DIG. Phía bán ròng chỉ có VRE, CTG là đáng kể.

Với mức thanh khoản quá thấp và giá cổ phiếu giằng co, thị trường rơi vào trạng thái lình xình chán nản trong phiên sáng.

Một điểm tích cực, hôm nay là phiên hàng bắt đáy hôm 25/12, là ngày VN-Index chạm đáy cũ, về tài khoản. Áp lực bán thấp là một yếu tố thuận lợi vì tỷ lệ có lợi nhuận khá cao.

Thứ Năm, 27 tháng 12, 2018

Va chạm với xe ben, xe buýt chở khoảng 20 người lao xuống vực


Lưu thông trên Quốc lộ 7A, đoạn qua huyện Anh Sơn (Nghệ An), xe buýt chở khoảng 20 người va chạm với xe ben rồi mất lái, lao xuống vực bên đường.






Xe buýt lao xuống vực bên đường

Vụ tai nạn giao thông xảy ra vào khoảng 8 giờ ngày 28-12 khi xe buýt của nhà xe Khanh Quỳnh đang lưu thông trên Quốc lộ 7 theo hướng Anh Sơn - TP Vinh, lúc đi đến dốc Cao, xã Lĩnh Sơn, xe buýt đã va chạm trực diện với xe ben của Công ty Xi măng Visai lưu thông theo chiều ngược lại.

Cú va chạm mạnh khiến xe buýt mất lái, lao thẳng xuống vực sâu hơn 3 m bên đường, vỡ cửa kính, nhiều bộ phận bị hư hỏng. Xe ben phần đầu hư hỏng nặng nằm ngang trên đường.

Vào thời điểm xảy ra tai nạn, trên xe buýt có khoảng 20 người nhưng may mắn không ai bị thương nặng.

Ngay sau khi nhận được thông tin, lực lượng chức năng nhanh chóng có mặt tại hiện trường điều tiết giao thông, đồng thời điều tra làm rõ nguyên nhân vụ tai nạn.

Giết hại gái bán hoa vì phải trả thêm 100.000 đồng

Pháp luật / Tin tức pháp luật
Giết hại gái bán hoa vì phải trả thêm 100.000 đồng
(Tin tức pháp luật) - Sau khi quan hệ với gái bán hoa tại nhà trọ, người đàn ông bị cô gái đòi trả thêm 100.000 đồng nên quay lại gây án.
Án mạng sau khi gọi 5 gái bán hoa chỉ được 1
Tú bà 9x thu nạp gái bán hoa tổ chức bán dâm




Đối tượng bị công an huyện Hóc Môn, TP.HCM tạm giữ để điều tra về hành vi giết người là Trần Văn Đức (30 tuổi, ngụ huyện Hóc Môn, TP.HCM).

Cách đây khoảng 1 tuần, Đức có liên hệ với một cô gái bán dâm ở xã Xuân Thới Thượng, huyện Hóc Môn, TP.HCM. Cả 2 đồng ý mức giá 200 ngàn đồng rồi hẹn ở phòng trọ của cô gái để mua bán dâm.

Xong xuôi, cô gái đòi Đức trả thêm 100 ngàn đồng nhưng Đức không chịu. Cô gái dọa kêu giang hồ xử lý Đức. Vì sợ nên Đức đã trả tiền rồi về nhà.








Skip 4 sADS BY BLUESEED

Tuy nhiên, Đức vẫn nghĩ mãi chuyện đã qua, càng nghĩ càng tức nên nảy sinh ý định sát hại cô gái bán dâm.

Nghi phạm Trần Văn Đức bị người dân khống chế. (Ảnh DV)


Lợi dụng nhà trọ cúp điện, khoảng 21 giờ ngày 27/12, Đức vào phòng trọ của người phụ nữ trên ở đường Dương Công Khi, huyện Hóc Môn.

Bị người phụ nữ phát hiện, nghi phạm dùng hung khí đâm nhiều nhát khiến nạn nhân kêu lên vài tiếng rồi gục xuống.

Ngay sau đó, người dân nghe tiếng kêu cứu tại căn phòng của người phụ nữ nên chạy đến xem. Đến nơi, mọi người tá hỏa khi thấy nạn nhân nằm bất động trên vũng máu, trên người có vết thương.


Thấy bị lộ, nghi can tung cửa bỏ chạy nhưng bị người dân bao vây bắt giữ bàn giao cho công an xử lý. Nạn nhân được chở đến bệnh viện cấp cứu nhưng được xác định tử vong ngay sau đó.

Nhận được tin báo, lực lượng Công an huyện Hóc Môn nhanh chóng có mặt khám nghiệm hiện trường, dẫn giải nghi can về cơ quan phục vụ điều tra. Bước đầu, công an xác định đây là vụ giết người, nghi can chưa cướp tài sản.

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước: 'Tuyệt nhiên không được chủ quan, thỏa mãn'


Một không khí phấn khởi, tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng, vào thắng lợi của sự nghiệp đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc đang tiếp tục lan tỏa rộng khắp trên cả nước.
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng phát biểu tại Hội nghị. Ảnh: Trí Dũng/TTXVN

Sáng 28/12, Hội nghị toàn quốc Chính phủ với các địa phương đã được tổ chức nhằm triển khai nghị quyết của Quốc hội khóa XIV về nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội năm 2019.

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân, các Phó Thủ tướng Chính phủ và lãnh đạo các bộ, ngành, địa phương dự Hội nghị.

Hội nghị đã nghe báo cáo tóm tắt về kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2018, kế hoạch năm 2019; kiểm điểm công tác chỉ đạo, điều hành của Chính phủ năm 2018; dự thảo Nghị quyết của Chính phủ về nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự toán ngân sách nhà nước năm 2019 (Nghị quyết 01); dự thảo Nghị quyết về tiếp tục thực hiện những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia năm 2019 và địnhh hướng đến năm 2021.

Hạn chế, yếu kém tích tụ, không dễ khắc phục một sớm một chiều

Phát biểu chỉ đạo, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng thay mặt Lãnh đạo Đảng, Nhà nước, nhiệt liệt hoan nghênh, biểu dương và chân thành cảm ơn Quốc hội, Chính phủ, các cấp ủy Đảng, chính quyền, đoàn thể, cộng đồng các doanh nghiệp, cán bộ, đảng viên, đồng bào, chiến sĩ cả nước về những kết quả, thành tích ấn tượng đã đạt được trong năm qua.

Mặc dù phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức, năm 2018, đất nước ta vẫn tiếp tục phát triển nhanh và khá toàn diện trên hầu hết các lĩnh vực, hoàn thành và hoàn thành vượt mức toàn bộ 12 chỉ tiêu kế hoạch đề ra.

Nổi bật là kinh tế có bước tăng trưởng đáng mừng, đạt hơn 7%; quy mô GDP đạt hơn 245 tỉ USD, bình quân đầu người tăng lên khoảng 2.580 USD/người. Chất lượng tăng trưởng ngày càng được cải thiện, kinh tế vĩ mô tiếp tục ổn định, lạm phát được kiểm soát; chỉ số giá tiêu dùng duy trì ở mức 3,54%. Xuất khẩu đạt 245 tỉ đô la, tăng 13,8% so với năm 2017; xuất siêu hơn 7 tỉ đô la.

Các lĩnh vực văn hóa, xã hội tiếp tục đạt được nhiều kết quả quan trọng, góp phần tích cực nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân, bảo đảm ổn định chính trị, trật tự, an toàn xã hội. Kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội ở cả thành thị và nông thôn được cải thiện rõ rệt; gần 40% số xã trong cả nước đã đạt chuẩn nông thôn mới, vượt tiến độ đề ra. Tỉ lệ hộ nghèo theo chuẩn mới giảm xuống còn 6,8%...

Tiềm lực quốc phòng, an ninh được tăng cường. Hoạt động đối ngoại và hội nhập quốc tế được đẩy mạnh và mở rộng, góp phần bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ và các lợi ích chiến lược của đất nước; củng cố môi trường hòa bình, ổn định cho phát triển, tăng cường, nâng cao uy tín, vị thế của nước ta trên trường quốc tế.

Công tác xây dựng Đảng và hệ thống chính trị tiếp tục được đẩy mạnh với nhiều biện pháp quyết liệt, đồng bộ và đạt được những kết quả cụ thể, rõ rệt; đã ban hành và triển khai thực hiện Nghị quyết về tăng cường bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng và nhiều quy định, quy chế về công tác tổ chức, cán bộ, đảng viên nhằm khắc phục những hạn chế, yếu kém và ngăn chặn tiêu cực.

Công tác phòng, chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực; thanh tra, kiểm tra, giám sát việc thực hiện luật pháp, chính sách được đẩy mạnh; nhiều vụ án kinh tế, tham nhũng, nhất là các vụ án lớn, nghiêm trọng được điều tra phát hiện, tiến hành khởi tố, truy tố, xét xử nghiêm minh, được cán bộ, đảng viên và nhân dân hoan nghênh, đánh giá cao, đồng tình ủng hộ.

Các bộ, ban, ngành, cơ quan hành chính sự nghiệp của Chính phủ và các địa phương đã có nhiều cố gắng, nỗ lực đổi mới, kiện toàn tổ chức, bộ máy, nâng cao năng lực và chất lượng hoạt động. Quốc hội tiếp tục có nhiều đổi mới, nâng cao chất lượng hoạt động theo hướng ngày càng dân chủ, kỷ cương…

Những kết quả quan trọng, toàn diện đó đã để lại ấn tượng tốt đẹp, thêm nhiều bài học kinh nghiệm quý, tạo đà và động lực mới, khí thế mới cho việc hoàn thành toàn bộ các mục tiêu, nhiệm vụ đề ra cho năm 2019 và cả 5 năm 2016 - 2020.

Một không khí phấn khởi, tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng, vào thắng lợi của sự nghiệp đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc đang tiếp tục lan tỏa rộng khắp trên cả nước.

Tuy nhiên, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước lưu ý, tuyệt nhiên không được chủ quan, thỏa mãn. Đất nước vẫn đứng trước nhiều khó khăn, thách thức. Tình hình thế giới, khu vực tiếp tục diễn biến nhanh chóng, phức tạp, khó lường. Kinh tế thế giới còn tiềm ẩn nhiều rủi ro, nhất là về tài chính - tiền tệ và xuất khẩu dưới tác động của chiến tranh thương mại.

Những hạn chế, yếu kém tích tụ, tồn đọng từ lâu của nền kinh tế và trong nhiều lĩnh vực xã hội còn nặng nề, gây hậu quả xấu, bức xúc xã hội, không dễ một sớm một chiều có thể khắc phục được. Đó là tình trạng làm ăn thua lỗ, đầu tư kém hiệu quả, thất thoát, tham nhũng, lãng phí vẫn còn nặng nề, nhất là ở khu vực kinh tế nhà nước.

Tình trạng "trên nóng, dưới lạnh", kỷ cương phép nước bị buông lỏng còn diễn ra ở nhiều nơi. Cải cách hành chính, cải cách tư pháp, cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh còn nhiều trở ngại, ảnh hưởng xấu đến hoạt động của doanh nghiệp.

Tội phạm, tệ nạn xã hội, bạo lực gia đình, xâm hại trẻ em, vệ sinh an toàn thực phẩm, tai nạn giao thông, ô nhiễm môi trường, khiếu kiện đông người... còn diễn biến phức tạp, nhất là ở các đô thị lớn.

Văn hóa soi đường cho quốc dân đi
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân và các đại biểu dự Hội nghị. Ảnh: Trí Dũng/TTXVN

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước chỉ rõ 4 nhiệm vụ trọng tâm cần tập trung ưu tiên thực hiện trong năm 2019. Trước hết là phải tiếp tục củng cố nền tảng kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, nâng cao năng lực ứng phó với những biến động bất thường của thị trường, nhất là thị trường thế giới; duy trì đà tăng trưởng, nâng cao chất lượng tăng trưởng trên cơ sở cải thiện mạnh mẽ hơn nữa môi trường đầu tư kinh doanh, nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh của nền kinh tế gắn với đẩy mạnh thực hiện ba đột phá chiến lược, đổi mới mô hình tăng trưởng và cơ cấu lại nền kinh tế.

Muốn thế, phải tiếp tục đẩy mạnh cải cách hành chính, tháo gỡ một cách thực chất những ách tắc, rào cản đối với các hoạt động đầu tư sản xuất, kinh doanh của người dân và doanh nghiệp; khắc phục tình trạng chậm ban hành văn bản hướng dẫn thi hành luật hoặc văn bản được ban hành có nội dung không rõ ràng, thiếu chuẩn xác…

Đồng thời, phải phát triển đồng bộ, lành mạnh các loại thị trường, nhất là các thị trường hàng hóa, dịch vụ thiết yếu và thị trường các yếu tố sản xuất, bảo đảm cung cầu trên thị trường và các cân đối lớn của nền kinh tế; đẩy mạnh việc sắp xếp lại, đổi mới, nâng cao hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp nhà nước; huy động sự tham gia của các thành phần kinh tế trong và ngoài nước cho đầu tư phát triển…

Bên cạnh đó, cần tiếp tục đẩy mạnh hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa; phát triển nguồn nhân lực, nhất là nhân lực chất lượng cao, đáp ứng yêu cầu của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư; phát triển kết cấu hạ tầng đồng bộ theo hướng hiện đại; đổi mới mô hình tăng trưởng, cơ cấu lại nền kinh tế, tạo chuyển biến về chất, có tính đột phá trên các lĩnh vực này để nền kinh tế nước ta thực sự vận hành theo cơ chế thị trường, tuân thủ đầy đủ, đúng đắn các quy luật của thị trường, phù hợp với thực tế phát triển đất nước trong tình hình mới.

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước nhấn mạnh, cần quan tâm hơn nữa việc xây dựng và phát triển văn hóa, xã hội, xây dựng con người theo đúng tinh thần Nghị quyết Đại hội XII và các nghị quyết của Trung ương về lĩnh vực này; quán triệt sâu sắc quan điểm: "Văn hóa là nền tảng tinh thần của xã hội"; "Văn hóa soi đường cho quốc dân đi"; văn hóa có mạnh, xã hội có ổn định, phát triển hài hòa, con người có phát triển toàn diện, đất nước mới phát triển nhanh và bền vững; phải thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội ngay trong từng bước đi, từng chính sách...

Trong việc xây dựng văn hóa, phát triển xã hội, chăm lo xây dựng con người, cần hết sức chú ý việc giữ gìn và phát huy truyền thống và bản sắc văn hóa dân tộc; giáo dục bồi dưỡng phẩm chất, đạo đức, nhân cách con người Việt Nam; xây dựng gia đình ấm no, hòa thuận, hạnh phúc; phát triển xã hội công bằng, dân chủ, văn minh.

Đồng thời, tập trung ưu tiên xử lý một cách căn cơ, bài bản những vấn đề xã hội bức xúc hiện nay như: khoảng cách giàu - nghèo và trình độ phát triển có xu hướng doãng ra; tỉ lệ số hộ cận nghèo, tái nghèo còn lớn, nhất là ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số, vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo; đạo đức xã hội xuống cấp, tệ nạn xã hội gia tăng, kể cả trong công sở, bệnh viện, trường học…

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước nêu rõ, phải khẩn trương xây dựng, rà soát, bổ sung hoàn thiện và nghiêm túc thực hiện có hiệu quả các chương trình, kế hoạch, đề án về cải cách chính sách tiền lương; cải cách chính sách bảo hiểm xã hội; chính sách đối với người có công; giảm nghèo bền vững; bảo đảm an sinh xã hội, phúc lợi xã hội…

Giữ nước từ khi nước chưa nguy

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước nhấn mạnh, cần tiếp tục củng cố, tăng cường tiềm lực quốc phòng, an ninh; kiên quyết, kiên trì giữ vững độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc; bảo đảm an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội; thực hiện có hiệu quả công tác đối ngoại và hội nhập quốc tế; củng cố thế trận quốc phòng toàn dân, an ninh nhân dân; đẩy mạnh hoạt động đối ngoại toàn diện về quốc phòng, an ninh theo tinh thần "giữ nước từ xa", "giữ nước từ khi nước chưa nguy", không để bị động, bất ngờ trong mọi tình huống…

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước yêu cầu, phải đẩy mạnh và làm tốt hơn nữa công tác xây dựng Đảng và hệ thống chính trị, đặc biệt là xây dựng Chính phủ, chính quyền các cấp thật sự trong sạch, vững mạnh, hoạt động hiệu lực, hiệu quả; nghiêm túc thực hiện Nghị quyết Trung ương 4 Khóa XII về việc ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, những biểu hiện "tự diễn biến", "tự chuyển hóa", gắn với học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh.

Triển khai Nghị quyết Trung ương 6 Khóa XII về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả; đổi mới hệ thống tổ chức và quản lý, nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động của các đơn vị sự nghiệp công lập.

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước đặc biệt nhấn mạnh, phải làm tốt hơn nữa công tác cán bộ để lựa chọn, bố trí những cán bộ thật sự có đức, có tài, liêm chính, tâm huyết, thật sự vì nước, vì dân vào các vị trí lãnh đạo của bộ máy nhà nước; kiên quyết đấu tranh loại bỏ những người tham nhũng, hư hỏng; chống mọi biểu hiện chạy chức, chạy quyền, ưu ái tuyển dụng người thân không đủ tiêu chuẩn; phát huy dân chủ, nâng cao ý thức trách nhiệm, tinh thần phục vụ nhân dân của cán bộ, công chức, viên chức…

Nhân dịp năm mới 2019 và Xuân Kỷ Hợi sắp đến, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng chúc Chính phủ và chính quyền các địa phương tiếp tục phát huy những thành tích, kết quả và bài học kinh nghiệm đã đạt được, khắc phục những hạn chế, yếu kém, lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành, hoạt động quyết liệt, hiệu lực, hiệu quả hơn, hoàn thành trọng trách được Đảng, Nhà nước và nhân dân tin tưởng giao phó.

Với niềm tin mới, khí thế mới, động lực mới, Chính phủ và chính quyền các địa phương sẽ cùng toàn Đảng, toàn dân, toàn quân tiếp tục đoàn kết phấn đấu với quyết tâm và nỗ lực cao hơn, năng động, sáng tạo, thực hiện thắng lợi mục tiêu, nhiệm vụ đã đề ra.

14 du khách Việt ‘mất tích’ tại Đài Loan: Những lời khai đầu tiên, họ nói gì?

Sau nhiều nỗ lực, đội đặc nhiệm cảnh sát Đài Loan và Cục Di dân đến nay đã tìm thấy 14 người thuộc nhóm 152 du khách Việt “mất tích” tại Đài Loan. Có người phủ nhận việc bỏ trốn, có người thừa nhận đi tìm việc.



Camera ghi lại cảnh nhốn nháo của nhóm khách Việt Nam tại khách sạn Đài Loan trước khi "biến mất"
ẢNH CHỤP MÀN HÌNH

Theo hãng thông tấn CNA (Đài Loan) ngày 28.12, tính đến nay Cục Di dân đã tìm được 14 du khách Việt Nam mất tích (bao gồm 5 nam, 9 nữ trong đó có 4 nữ tự trình diện), giảm số lượng khách Việt “mất tích” xuống còn 138 người.
Phần lớn các du khách tìm được ở khu vực phía Bắc Đài Loan. 3 khách Việt khác được cho là đã trở về Việt Nam vào ngày 25.12 khi cảnh sát Đài Loan đang điều tra.
Các du khách Việt Nam nói gì?
Theo truyền thông Đài Loan, đại diện đội đặc nhiệm Đài Loan tìm kiếm đoàn khách Việt mất tích trên cho biết, 3 khách Việt đầu tiên tìm được vào ngày 26.12 tại Gia Nghĩa, Thuận Hóa, Tân Trúc đã khai báo không thành thật khi được thẩm vấn. Họ đều nói rằng chỉ tham gia du lịch cùng đoàn để tới Đài Loan ngắm cảnh và thăm bạn bè. Đồng thời, 3 người này cũng phủ nhận việc cấu kết với các tổ chức khác để “bỏ trốn” tại Đài Loan.




Các du khách Việt Nam mất tích được cảnh sát Đài Loan tìm thấy
ẢNH CHỤP MÀN HÌNH

Tuy nhiên, 4 phụ nữ ra trình diện tại sở cảnh sát ở Đào Viên vào ngày 27.12 lại thừa nhận mục đích chính của họ sang Đài Loan là muốn ở lại tìm việc làm dưới danh nghĩa đi du lịch. Nhưng sau khi được bạn bè tại Đài Loan đón và rời khỏi khách sạn, họ xem ti vi tin tức thấy đăng tải liên tục việc tìm kiếm các du khách Việt “mất tích” nên sợ hãi tự ra trình diện.
LoanCơ quan Quản lý xuất nhập cảnh Đài Loan cho biết họ đã huy động 4 đội đặc nhiệm cảnh sát, sử dụng ô tô để truy đuổi, tiếp tục mở rộng khu vực tìm kiếm và ráo riết điều tra các cơ sở nghi ngờ như cửa hàng, nhà máy, các trung tâm lao động…
Hiện tại, 14 du khách nói trên vẫn đang được thẩm tra và kết quả thẩm tra sẽ được gửi tới công tố viên.
Cơ quan chức năng Đài Loan cho biết, các du khách Việt được “tìm thấy” này sẽ bị điều tra xem mức độ vi phạm các luật đến đâu, bao gồm Luật Phòng chống người buôn bán, Luật Di trú, Luật Dịch vụ Việc làm.



Vụ 152 người Việt nghi bỏ trốn ở Đài Loan: Hé lộ những tình tiết mới

Hôm nay (28/12), Cơ quan Di trú Đài Loan (NIA) cho hay 14 trong tổng số 152 người Việt bỏ trốn hồi tuần trước, đã bị bắt trong 2 ngày qua. Hiện lực lượng đặc nhiệm Đài Loan tiếp tục tìm kiếm 134 người còn lại.




Taiwan News dẫn thông báo từ NIA cho biết, trong số 14 người bị lực lượng chắc năng Đài Loan bắt giữ thì có 3 người mới bị tạm giữ vào tối qua.

4 người trong nhóm 152 người Việt bỏ trốn ở Đài Loan đã tới đồn cảnh sát tự thú.


Cụ thể, số người Việt Nam bỏ trốn khi nhập cảnh vào Việt Nam trong đoàn du lịch 152 người có 3 người bị bắt vào ngày 26/12 và 11 người bị tạm giữ vào ngày 27/12. Hiện còn 134 người Việt vẫn đang “mất tích bí ẩn” bao gồm 93 nam và 41 nữ. Trong số 14 người Việt bị bắt có 5 nam, 9 nữ và có 4 người trong số này tới đồn cảnh sát tự thú.

ADVERTISING



Cơ quan chức năng Đài Loan còn đang điều tra thông tin nghi ngờ một số nữ du khách Việt bỏ trốn đã được bọn buôn người đưa tới làm việc tại một nhà chứa nổi tiếng có tên "Vi cá" ở Cao Hùng.

Tờ ETtoday cho biết trên danh nghĩa, cơ sở này là một cửa tiệm chăm sóc da nhưng bị tình nghi tổ chức hoạt động mua bán dâm. Trong những năm qua, lực lượng chức năng đã tiến hành 4 vụ bắt giữ tại cơ sở này với tổng cộng 28 lượt người (có người bị bắt nhiều lần) về hành vi mua bán dâm. Song trong số những nữ phục vụ bị bắt giữ, không ai mang quốc tịch nước ngoài hành nghề mại dâm.



Ông Liao Wei-yuan, một quan chức của NIA cho hay một số du khách Việt Nam bị tạm giữ đã thừa nhận họ giả mạo tới Đài Loan du lịch nhưng thực chất là tìm kiếm cơ hội làm ăn chui tại hòn đảo này.

Trước đó, hôm 25/12, Cục Du lịch Đài Loan xác nhận nhóm du khách Việt Nam gồm 153 người nhập cảnh vào thành phố Cao Hùng trong 2 ngày 21 – 23/12, song 152 người hiện mất tích và bỏ trốn.

Phía Đài Loan đã cho thành lập lực lượng đặc nhiệm tìm kiếm những người Việt mất tích bí ẩn ở thành phố Cao Hùng. Thậm chí, chính quyền Đài Loan còn cho rằng đây có thể là vụ việc liên quan tới nạn buôn người.

Một quan chức Đài Loan nhấn mạnh, đây là vụ du khách bỏ trốn sau khi nhập cảnh vào Đài Loan có quy mô lớn nhất trong lịch sử hòn đảo này kể từ khi Đài Loan thực hiện chương trình đơn giản hóa thủ tục xin visa tới Đài Loan mang tên Guanhong vào năm 2015.

Truy tìm 2 nam thanh niên ngang nhiên rải đinh trước đầu xe tải

Lực lượng chức năng huyện Thường Tín (Hà Nội) đang khẩn trương truy tìm 2 nam thanh niên chạy xe máy ngang nhiên rải đinh trước đầu xe tải đang di chuyển trên tỉnh lộ 427, đoạn qua địa bàn huyện này.


Hai nam thanh niên ngang nhiên rải đinh trước đầu xe tải
ẢNH CẮT TỪ CLIP

Mới đây, trên mạng xã hội xuất hiện clip được camera hành trình ghi lại cảnh 2 nam thanh niên đi trên xe máy mang biển số 29Y5 - 513.16, không đội mũ bảo hiểm và ngang nhiên rải đinh trên đường.
Đáng chú ý, sau khi rải đinh ngay dưới bánh xe tải đang di chuyển nhanh, nam thanh niên ngồi sau còn nhìn lên thách thức tài xế. Clip ngay sau đó được cộng đồng mạng quan tâm, chia sẻ và lên án.


Liên quan đến vụ việc, thượng tá Nguyễn Văn Phiên, Phó trưởng Công an huyện Thường Tín, cho biết đơn vị đã nắm được thông tin vụ việc, tài xế xe tải cũng đã lên trình báo và cung cấp hình ảnh trích xuất từ camera cho đơn vị.
Qua xác minh, đoạn đường xảy ra sự việc thuộc tỉnh lộ 427, đoạn từ xã Vân Tảo đi cầu vượt Thường Tín. “Chúng tôi đang khẩn trương truy tìm 2 nam thanh niên kể trên để làm việc theo đúng quy định”, thượng tá Phiên nói.

Phát hiện người đàn ông nằm chết trong lô cao su










Sáng 28.12, người dân phát hiện một người đàn ông nằm chết trong lô cao su, bên cạnh có chiếc nạng.


Hiện trường vụ việc phát hiện thi thể người đàn ông trong lô cao su
ẢNH: THANH CHƯƠNG

Khoảng 7 giờ ngày 28.12, người dân đi làm qua lô cao su Nông Trường cao su Dầu Giây, thuộc ấp Trần Cao Vân, xã Bàu Hàm 2, H.Thống Nhất (Đồng Nai) thì phát hiện một xác chết của nam giới nằm giữa đường.
Nhận được tin báo, Công an xã Bàu Hàm 2, Công an H.Thống Nhất đã có mặt bảo vệ hiện trường, điều tra vụ việc.
Bước đầu, lực lượng công an ghi nhận nạn nhân là nam giới, khoảng 50 tuổi, cao 1,65m, mặc quần tây màu đen, áo sơ mi dài tay màu hồng, đội nón tai bèo màu xám, gần nạn nhân có một chiếc nạng, trên người nạn nhân không có bất cứ một loại giấy tờ liên quan.

Chỉ cấp giấy xác nhận nhập khẩu phế liệu khi chứng minh được nhu cầu và năng lực



Thông tin trong buổi họp báo thường kỳ quý 4/2018 của Bộ Tài nguyên và Môi trường (TN&MT), diễn ra sáng ngày 28/12, Phó Tổng cục trưởng Tổng Cục môi trường Hoàng Văn Thức cho biết: Bộ TN&MT đang tiếp tục xem xét cấp mới, cấp lại Giấy xác nhận theo đúng quy định cho các tổ chức, cá nhân trực tiếp nhập khẩu (NK) phế liệu làm nguyên liệu sản xuất khi chứng minh được nhu cầu và năng lực sử dụng phế liệu.


Các Bộ ngành tăng cường công tác quản lý đối với hoạt động NK, sử dụng phế liệu


Sự việc tồn đọng 1.200 container phế liệu ở cảng biển thời gian qua đã khiến dư luận bất bình. Trước sự việc này, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Chỉ thị số 27/CT-TTg về giải pháp cấp bách tăng cường công tác quản lý đối với hoạt động NK, sử dụng phế liệu làm nguyên liệu sản xuất.

Thực hiện Chỉ thị này, Bộ TN&MT đã hoàn thiện chính sách, văn bản quy phạm pháp luật trong NK phế liệu làm nguyên liệu sản xuất. Đồng thời tổ chức thanh tra, kiểm tra các tổ chức, cá nhân được cấp Giấy xác nhận đủ điều kiện về bảo vệ môi trường trong NK phế liệu làm nguyên liệu sản xuất và thanh tra trách nhiệm của cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy xác nhận/ Giấy chứng nhận.

Theo đó, với công tác tiếp nhận, xử lý hồ sơ đề nghị cấp Giấy xác nhận, Bộ TN&MT đã dừng xem xét, cấp Giấy xác nhận cho các tổ chức, cá nhân nhận uỷ thác NK phế liệu làm nguyên liệu sản xuất theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại Chỉ thị số 27/CT-TTg. Tính đến nay, Bộ TN&MT đã cấp 206 Giấy xác nhận cho các tổ chức, cá nhân NK phế liệu làm nguyên liệu sản xuất, trong đó 164 Giấy xác nhận còn hiệu lực. “Hiện nay, Bộ TN&MT đang tiếp tục xem xét cấp mới, cấp lại Giấy xác nhận theo đúng quy định cho các tổ chức, cá nhân trực tiếp NK phế liệu làm nguyên liệu sản xuất khi chứng minh được nhu cầu và năng lực sử dụng phế liệu” – ông Thức nhấn mạnh.

Trao đổi về vấn đề xử lý các lô hàng phế liệu tồn đọng tại cảng, cửa khẩu, ông Thức cho biết: Để giảm áp lực lưu giữ, tồn đọng hàng hoá tại các cảng biển (cả nước hiện có 4 cảng biển thực hiện thủ tục hải quan lớn: Hải Phòng, Cát Lái, Bình Dương và Cái Mép) Cục Hàng hải Việt Nam đã chỉ đạo Cảng vụ hàng hải cảng Cát Lái di chuyển 1.200 container tồn đọng sang cảng Hiệp Phước để thực hiện thủ tục hải quan. Thúc đẩy quá trình thông quan nhanh các loại hàng hoá, Cảng vụ hàng hải cảng Cát Lái phối hợp với cơ quan hải quan di chuyển hàng tồn đọng về tân cảng ICD Long Bình để lưu giữ và thực hiện thủ tục hải quan.

Với các lô hàng phế liệu tồn đọng, các Bộ liên quan đã thống nhất tiến hành phân định thành các nhóm phế liệu tồn đọng căn cứ trên thời gian lô hàng phế liệu về đến cảng. Những lô hàng phế liệu tồn đọng quá 90 ngày và không tìm được chủ hàng thì sẽ kiểm tra, phân định và yêu cầu tái suất đối với những lô hàng phế liệu vi phạm quy định về bảo vệ môi trường. Ngoài ra, với những lô hàng trên 90 ngày, đang tìm chủ hàng hoặc đang trong quá trình thực hiện thủ tục thông quan, cơ quan hải quan tiếp tục xử lý theo đúng quy định về xuất, NK hàng hóa.

Những 'quả bom' chính trị thế giới năm mới 2019



Thế giới đang thay đổi rất nhanh và 2019 có vẻ sẽ là một năm hỗn loạn và hoang mang nữa, với sự trỗi dậy của Trung Quốc ở phương Đông, phong trào dân túy ở phương Tây và những biến động liên tục trong chính phủ Mỹ.
Tổng thống Nga Vladimir Putin và Tổng thống Mỹ Donald Trump tại hội nghị G20 ở Argentina. ảnh: Getty Images


Dù nguyên nhân gây ra những đảo lộn đó là do cách mạng công nghệ, bất bình đẳng thu nhập, xung đột giữa các nền văn minh hay sự kiêu ngạo của phương Tây, xu hướng đó vẫn sẽ tiếp diễn. Để điều hướng, các chuyên gia quốc tế xác định một số điểm nóng nhất cần quan tâm nhiều trong năm mới 2019.

Cuộc chạy đua vũ trang mới
Ngày 4/12, Tổng thống Mỹ Donald Trump ra hạn 60 ngày để Nga tuân thủ Hiệp ước các lực lượng hạt nhân tầm trung (INF), nếu không Washington sẽ kích hoạt giai đoạn thông báo 6 tháng trước khi Mỹ chấm dứt tuân thủ nghĩa vụ không sản xuất tên lửa mặt đất và bệ phóng có tầm xa 500 - 5.500km. Đồng hồ sẽ điểm vào cuối tháng 2.
Hiệp ước năm 1987 được ký giữa Mỹ và Liên Xô nhằm dỡ bỏ hàng ngàn tên lửa hạt nhân tầm trung ở châu Âu. Nhưng Trung Quốc không phải một bên ký kết hiệp ước và giờ nước này đang có kho vũ khí rất lớn. Còn Nga khẳng định họ không vi phạm các điều khoản của hiệp ước.
Trường hợp tồi tệ nhất sẽ là việc Mỹ rút khỏi INF và Nga chĩa các tên lửa bị cấm trước đây sang các nước láng giềng phương Tây, dẫn đến một cuộc chạy đua phát triển vũ khí công nghệ cao, ném một quả lựu đạn chính trị vào Nato, trong khi Mỹ và các thành viên Đông và Tây Âu chia rẽ về cách đối phó.

đối đầu Nga - mỹ và phương tây
Một cuộc khảo sát do hãng tư vấn bảo hiểm toàn cầu Willis Towers Watson thực hiện cho thấy rất nhiều khách hàng của họ làm ăn thua lỗ ở Nga vì tác động của các biện pháp cấm vận kinh tế. Kremlin có thể đã từ bỏ hy vọng vào Trump sau khi Tổng thống Mỹ hủy hai cuộc gặp dự kiến với Tổng thống Nga Vladimir Putin. Cáo buộc của phương Tây về việc Nga nhúng tay vào bầu cử của nước khác và mở rộng ảnh hưởng ở vùng Bankan và các nước cộng hòa thuộc Liên Xô cũ có vẻ còn tiếp diễn, và Mỹ sẽ tiếp tục các biện pháp trừng phạt. Lời đồn về một cuộc gặp thượng đỉnh ở Washington vào năm 2019 có vẻ khó thành hiện thực. Tình huống tồi tệ nhất sẽ là Nga và Mỹ công khai thù địch hơn, tác động đến nguy cơ chạy đua vũ trang và những lĩnh vực hai bên vẫn hợp tác cho đến nay.
Chiến tranh thương mại
Giai đoạn đình chiến 90 ngày mà ông Trump và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình thống nhất với nhau sẽ kết thúc vào tháng 2. Nếu đàm phán thất bại, Mỹ sẽ tăng thuế lên lượng hàng hóa trị giá 200 tỷ USD nhập từ Trung Quốc, khiến thị trường chứng khoán khắp thế giới sẽ lãnh đủ. Tình huống tồi tệ nhất là nổ ra một chiến tranh thương mại toàn diện, mở rộng thành cuộc cạnh tranh chiến lược công khai, ảnh hưởng tiêu cực đến tăng trưởng và an ninh toàn cầu.


Cũng đến tháng 2 tới, Bộ Thương mại Mỹ sẽ đưa ra kết luận rằng liệu những ô tô nhập khẩu có phải mối đe dọa với an ninh quốc gia hay không, một sự dọn đường để Mỹ tăng thuế lên ô tô nhập khẩu mà về kỹ thuật không vi phạm quy định của WTO. Các nhà sản xuất ô tô châu Âu, đặc biệt là Đức, sẽ bị thiệt hại nhiều nhất. Viễn cảnh tồi tệ nhất là Mỹ tăng thuế lên ô tô nhập khẩu, châm ngòi chiến tranh thương mại với châu Âu. Hậu quả là, G20 trở nên bất lực vì chủ nghĩa dân tộc gia tăng.

Xung đột khắp thế giới
Sau khi ông Trump rút Mỹ khỏi thỏa thuận hạt nhân Iran 2015, áp dụng lại các biện pháp cấm vận thứ cấp lên các công ty vi phạm trừng phạt của Mỹ, áp lực lên Iran càng gia tăng. Chiến lược của Mỹ với sự ủng hộ của Israel, Ả-rập Xê-út và UAE nhằm bóp nghẹt Iran để đẩy nước này ra khỏi Yemen, Syria, Li-băng và Iraq, rồi trở lại bàn đàm phán hạt nhân. Cho đến nay, nỗ lực của Mỹ không tốn nhiều chi phí nhưng cũng ít thành công. Nhưng nếu các biện pháp cấm vận được triển khai đầy đủ, 2019 sẽ là một năm nhiều sự kiện. Với quá nhiều điểm nóng, nguy cơ leo thang là rõ ràng. Trường hợp xấu nhất sẽ là Iran tái khởi động sản xuất nhiên liệu hạt nhân, dẫn đến leo thang nhanh chóng. Khị bị ép, Iran có thể chặn eo biển Hormuz, nơi 30% lượng dầu thô của thế giới đi qua mỗi ngày.
Triều Tiên đứng đầu danh sách rủi ro chiến tranh vào đầu năm 2018, nhưng cuộc gặp thượng đỉnh hồi tháng 6 của ông Trump và ông Kim Jong-un đã làm dịu tình hình. Mọi thứ có vẻ đang lắng xuống, nhưng ông Kim chưa thể hiện dấu hiệu gì sẽ thực sự từ bỏ chương trình tên lửa hạt nhân của mình, và phương Tây nghi ngờ khả năng Triều Tiên sẽ tranh thủ thời gian giảm căng thẳng để cải tiến hệ thống vũ khí của mình. Lãnh đạo Triều Tiên nói rằng sự kiêu ngạo trong đòi hỏi của Mỹ khiến hai bên không có tiến triển. Ông Trump muốn một cuộc gặp thượng đỉnh nữa vào tháng 1 hoặc 2 tới. Các đợt tập trận thường niên Mỹ - Hàn thường diễn ra vào tháng 3 và 4.
Trường hợp tồi tệ nhất sẽ là cuộc gặp thượng đỉnh không thể diễn ra, dẫn tới chu kỳ leo thang căng thẳng mới.

Tổng thống Mỹ Donald Trump và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình. ảnh: Getty Images





Cuộc chiến ở Syria có vẻ tiếp diễn trong năm 2019. Thổ Nhĩ Kỳ tuần trước dọa sắp mở chiến dịch tấn công nhằm vào lực lượng người Kurd đang kiểm soát vùng lãnh thổ giáp biên giới với Thổ Nhĩ Kỳ. Sau khi Mỹ rút quân, để lại Iran, Israel, Nga và Thổ Nhĩ Kỳ, cuộc chiến kéo dài suốt 7 năm qua ở Syria vẫn có thể leo thang thành xung đột lớn hơn giữa các cường quốc khu vực, đẩy thêm nhiều người dân vào cảnh phải đi tị nạn ở các nước xung quanh như Jordan, Li-băng cũng như Thổ Nhĩ Kỳ.


EU rối loạn
Năm 2019 có nguy cơ trở thành năm kinh hoàng cho Liên minh châu Âu (EU). Italia đã tránh được việc bị EU phạt vì thâm hụt ngân sách quá mức, nhưng liên minh mong manh giữa hai đảng dân túy với tư tưởng hoài nghi châu Âu ở Rome khó có khả năng tồn tại lâu. Tan rã và bầu cử sớm là điều dễ xảy ra, giống như tình hình ở Tây Ban Nha. Tháng 12 này, đảng cựu hữu Vox lọt vào nghị viện Tây Ban Nha lần đầu tiên. EU đang đứng trước rủi ro lớn. Các ngân hàng Pháp và Đức giữ hơn 400 tỷ USD tiền Italia nợ năm 2018, cao hơn nhiều khoản nợ 115 tỷ USD mà Hy Lạp mất khả năng thanh toán trước khi rơi vào khủng hoảng năm 2010. Trường hợp tồi tệ nhất là một cuộc khủng hoảng mới sẽ xảy ra trong khu vực đồng tiền chung châu Âu.
Tiếp theo là Brexit. Ngày 29/3 là hạn chót để Anh rời khỏi EU, nhưng hai bên vẫn còn nhùng nhằng chưa thống nhất được và nghị viện Anh vẫn chia rẽ đến mức khó đoán điều gì sẽ xảy ra. Brexit là sự kiện lớn. London là trung tâm tài chính của châu Âu, có nền kinh tế và quân đội thuộc hàng mạnh nhất EU. Ngân hàng trung ương Anh dự đoán Brexit sẽ làm mất 1,5-10,5% GDP của nước này trong 5 năm, tùy thuộc vào cách ra Anh ra đi.
Trường hợp tồi tệ nhất là một Brexit rối loạn, không có thỏa thuận, gây tổn thất kinh tế nặng nề cho cả hai bên và làm tổn hại hợp tác an ninh trước những mối đe dọa chung.
Thách thức thứ ba với EU là đợt bầu cử nghị viện EU từ ngày 23-26/5. Sự kiện này được coi là bài thử quan trọng đối với sự ủng hộ của người dân dành cho EU và là sức kháng cự của tổ chức này trước làn sóng dân túy và chủ nghĩa dân tộc ngày càng mạnh. Trong khi đó, Tổng thống Pháp Emmanuel Macron đang mất uy tín và Thủ tướng Đức Angela Merkel giờ không khác “vịt què”.
Những yếu tố đó sẽ phủ bóng lên cuộc bầu cử năm 2019 để chọn chủ tịch Ngân hàng trung ương châu Âu, Hội đồng châu Âu và Ủy ban châu Âu. Viễn cảnh tồi tệ nhất là phe dân túy chiến thắng lớn, giành đủ ghế ở nghị viện để đẩy lùi tiến trình lập pháp của EU và gia tăng triển vọng chiến thắng của chủ nghĩa dân tộc.

Ông Trump
Hai năm cầm quyền của ông Trump đầy ắp biến động, và năm 2019 chắc chắn còn nhiều biến động nữa. Cuộc điều tra đặc biệt nhằm vào cáo buộc ông thông đồng với Nga trong thời gian tranh cử năm 2016 có thể sẽ có kết quả trong nửa đầu năm 2019. Kết quả đó không nhất thiết sẽ được thông báo rộng rãi hay dẫn đến bản án nào, nhưng chắc chắn sẽ càng làm xáo trộn Nhà Trắng sau hàng loạt biến động. Ngoài ra, sau khi phe Cộng hòa để mất Hạ viện vào tay phe Dân chủ, Tổng thống Trump sẽ đối mặt với một cuộc điều tra mới của Quốc hội nhằm vào vấn đề tài chính của ông.
Không khí trong chính trường Mỹ sẽ tiếp tục tăng nhiệt trong năm nay, khi cả ông Trump và các đối thủ đều đang chạy đua trước thềm cuộc bầu cử tiếp theo vào năm 2020. Khả năng tồi tệ nhất là bế tắc chính trị ở Washington và thêm nhiều quả bom trên Twitter về các vấn đề đối ngoại nhạy cảm nhằm làm phân tán chú ý khỏi các cuộc điều tra.

Công ty phát điện thăm gia đình 4 nạn nhân tử vong do ngạt khí



Ngày 28-12, lãnh đạo Công ty phát điện 1 (Tập đoàn điện lực Việt Nam), Công ty nhiệt điện Duyên Hải đã đến thăm hỏi, động viên và chia buồn cùng gia đình 4 nạn nhân bị tại nạn ngạt khí tử vong.


Ông Nguyễn Tiến Khoa, Chủ tịch Tổng công ty Phát điện 1, đại diện trao hỗ trợ cho gia đình các nạn nhân

Ông Nguyễn Tiến Khoa, Chủ tịch Lãnh đạo Tổng công ty phát điện 1 cùng lãnh đạo Công ty nhiệt điện Duyên Hải đã đến thăm hỏi động viên và chia buồn cùng gia đình các nạn nhân.

Theo đó, Tổng công ty phát điện 1 hỗ trợ ban đầu cho mỗi gia đình nạn nhân 100 triệu đồng từ quỹ tương trợ của Tổng công ty. Công ty nhiệt điện Duyên Hải cũng hỗ trợ mỗi gia đình nạn nhân 50 triệu đồng.

Sáng cùng ngày, ông Nguyễn Tiến Khoa - Chủ tịch Tổng công ty Phát điện 1 đã tiến hành họp nhanh tại hiện trường với lãnh đạo Công ty NĐ Duyên Hải. Mặc dù đây là tai nạn ngoài mong muốn nhưng Tổng công ty vẫn yêu cầu Công ty NĐ Duyên Hải rà soát các vấn đề liên quan để củng cố, đảm bảo an toàn trong lao động.

Tài trợ

Như plo.vn đã đưa, vào lúc 12 giờ 10, ngày 27-12, tại tạm bơm nước thô, Công ty nhiệt điện Duyên Hải (xã Đôn Châu, huyện Duyên Hải, tỉnh Trà Vinh) đã xảy ra tai nạn lao động làm bốn công nhân bị thương vong. Các nạn nhân gồm Nguyễn Văn Quí (30 tuổi), Tăng Toàn Quốc (28 tuổi), Kim Minh Thuận (27 tuổi) và Kiên Ngọc Đen (26 tuổi, tất cả cùng ngụ tại Trà Vinh).

Theo điều tra ban đầu của cơ quan công an, vào khoảng thời gian trên, bốn nhân viên này tiến hành vệ sinh hồ thu nước ở trạm bơm nước thô. Khi vệ sinh được 2 ngăn thì các nhân viên này đã thả máy bơm xăng vào ngăn thứ để bơm nước, rồi cùng nhau đi ăn trưa.

Một lát sau, thấy máy bơm bị tắt nên cả bốn người cùng đi kiểm tra. Đến nơi, anh Quí đi xuống cầu thang để kiểm tra nhưng không may bị bị rơi xuống hồ. Thấy vậy ba người còn lại lần lượt xuống cầu thang cứu đồng nghiệp cũng bị rơi xuống hồ tử vong.


Hiện trường vụ tai nạn.

Sự việc được những nhân viên khác phát hiện và trình báo cơ quan chức năng.

Kết quả khám nghiệm tử thi ban đầu xác định, các nạn nhân tử vong do bị ngạt khí độc.

Hiện vụ việc đang được cơ quan công an tiếp tục điều tra làm rõ.

Cùng ngày, Lãnh đạo và cán bộ nhân Công ty nhiệt điện Duyên Hải phối hợp với cơ quan chức năng đưa các nạn nhân về nhà lo hậu sự và hỗ trợ ban đầu cho mỗi gia đình nạn nhân 15 triệu đồng.

Nền tảng để KT-XH đất nước bứt phá trong năm 2019



Tại Hội nghị toàn quốc Chính phủ với các địa phương khai mạc sáng 28/12, thay mặt Chính phủ, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Trương Hòa Bình đã trình bày Báo cáo tóm tắt tình hình Kinh tế - Xã hội (KT-XH) năm 2018.

KT-XH chuyển biến toàn diện, đạt kết quả tích cực

Trình bày Báo cáo tóm tắt tình hình KT-XH năm 2018 tại Hội nghị Chính phủ với các địa phương, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Trương Hòa Bình cho biết: Thực hiện các nghị quyết của Trung ương, Quốc hội về kế hoạch phát triển KTXH năm 2018, với phương châm hành động “Kỷ cương, liêm chính, hành động, sáng tạo, hiệu quả”, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 01/NQ-CP ngày 1/1/2018 gồm 9 nhóm, 56 giải pháp và 242 nhiệm vụ cụ thể; chỉ đạo các cấp, các ngành tập trung rà soát, hoàn thiện chính sách, pháp luật, tháo gỡ khó khăn, tạo thuận lợi cho sản xuất kinh doanh; đơn giản hóa thủ tục hành chính; cắt giảm điều kiện đầu tư kinh doanh, kiểm tra chuyên ngành; thường xuyên đối thoại, lắng nghe, giải quyết kịp thời hơn kiến nghị của doanh nghiệp, người dân…

Mặc dù còn nhiều khó khăn, thách thức nhưng với tinh thần quyết tâm cao, sự nỗ lực, phấn đấu của toàn Đảng, toàn dân, toàn quân, tình hình KT-XH tiếp tục chuyển biến tích cực, đạt được kết quả quan trọng, toàn diện trên các lĩnh vực; hoàn thành toàn bộ 12 chỉ tiêu kế hoạch, trong đó có 9 chỉ tiêu vượt, tạo không khí phấn khởi trong toàn xã hội, củng cố niềm tin của nhân dân; tạo nền tảng để kinh tế - xã hội nước ta bứt phá trong năm 2019, góp phần thực hiện thắng lợi Kế hoạch 5 năm 2016-2020.

Một số kết quả nổi bật của năm 2018 là tăng trưởng GDP đạt 7,08%, vượt số đã báo cáo Quốc hội (6,8%), cao nhất kể từ năm 2008, GDP bình quân đầu người đạt 2.587 USD (đã báo cáo Quốc hội là 2.540 USD). Khu vực nông nghiệp tăng 3,76%, cao nhất kể từ năm 2012. Khu vực công nghiệp, xây dựng tăng 8,85%, trong đó công nghiệp chế biến, chế tạo tăng mạnh 12,98%, là động lực chủ yếu của tăng trưởng kinh tế. Khu vực dịch vụ tăng 7,03%. Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng tăng 11,7%. Khách quốc tế đến Việt Nam đạt kỷ lục 15,5 triệu lượt, tăng 19,9% so với 2018.

Kinh tế vĩ mô tiếp tục được duy trì ổn định, các cân đối lớn được bảo đảm, lạm phát được kiểm soát, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tăng 3,54%, là năm thứ 3 liên tiếp CPI ở mức dưới 4%. Chất lượng tín dụng được cải thiện, thanh khoản và an toàn hệ thống được bảo đảm. Tỷ giá, thị trường vàng, ngoại tệ ổn định; dự trữ ngoại hối nhà nước đạt trên 60 tỷ USD.

Vượt thu ngân sách, xuất siêu kỷ lục

Thu ngân sách nhà nước (NSNN) vượt trên 6% so với dự toán và tăng khoảng 9% so với thực hiện năm 2017. Bội chi NSNN được kiểm soát ở mức 3,6%. Nợ công trong giới hạn cho phép.

Tổng vốn đầu tư toàn xã hội tăng 11,2%, tương đương 33,5% GDP. Vốn đầu tư tư nhân tăng 18,5%. Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) đăng ký mới, bổ sung và mua cổ phần đạt 35,5 tỷ USD; giải ngân đạt 19,1 tỷ USD, tăng 9,1%.

Tổng kim ngạch xuất khẩu ước đạt 244,7 tỷ USD, tăng 13,8%; tổng kim ngạch nhập khẩu đạt 237,5 tỷ USD, tăng 11,5%; xuất siêu 7,2 tỷ USD.

Việc thực hiện 3 đột phá chiến lược đạt nhiều kết quả tích cực. Thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa tiếp tục được hoàn thiện. Kết cấu hạ tầng được quan tâm đầu tư, nhiều công trình trọng điểm, công trình lớn được hoàn thành đưa vào khai thác, sử dụng. Hạ tầng đô thị phát triển mạnh, tỷ lệ đô thị hóa ước 38,4% (chỉ tiêu đến năm 2020 là 38-40%). Sản xuất và cung ứng điện tăng mạnh, đáp ứng nhu cầu sản xuất và tiêu dùng. Chất lượng nhân lực ngày càng được cải thiện, tỷ lệ lao động qua đào tạo khoảng 58,6%, trong đó tỷ lệ nhân lực qua đào tạo có bằng cấp chứng chỉ khoảng 23-23,5%.

Chính phủ chỉ đạo triển khai quyết liệt các chương trình hành động thực hiện Nghị quyết của Ban Chấp hành Trung ương về tiếp tục đổi mới mô hình tăng trưởng, nâng cao năng suất, chất lượng, sức cạnh tranh. Chất lượng tăng trưởng kinh tế ngày càng được cải thiện, giảm dần phụ thuộc vào khai thác tài nguyên. Đóng góp của các nhân tố năng suất tổng hợp (TFP) ước đạt 43,5% (giai đoạn 2011-2015 là 33,6%).

Môi trường đầu tư kinh doanh tiếp tục được cải thiện với việc cắt giảm, đơn giản hóa 61% điều kiện kinh doanh và 60% thủ tục kiểm tra chuyên ngành hàng hóa xuất nhập khẩu.

Cơ cấu lại các ngành, lĩnh vực có bước chuyển biến và đạt những kết quả quan trọng. Phát triển nông nghiệp công nghệ cao gắn với công nghiệp chế biến nông sản, chuyển đổi đất lúa sang các loại vật nuôi, cây trồng khác, nhiều mô hình hợp tác xã kiểu mới gắn với chuỗi liên kết đã phát huy hiệu quả. Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới đạt kết quả tích cực, có 61 huyện và trên 42% xã đạt chuẩn nông thôn mới, vượt mục tiêu đề ra (38,8%).

“Không ai bị bỏ lại phía sau” trong quá trình phát triển

Về văn hóa - xã hội, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Trương Hoà Bình nêu rõ các chính sách xã hội được thực hiện đồng bộ, hiệu quả; an sinh xã hội được bảo đảm, đời sống nhân dân được cải thiện. Mở rộng diện và thực hiện tốt chính sách người có công; hoàn thành hỗ trợ nhà ở cho trên 178.000 hộ. Đẩy mạnh thực hiện mục tiêu giảm nghèo bền vững theo phương châm “Không để ai bị bỏ lại phía sau”. Huy động nhiều nguồn lực xã hội cho giảm nghèo, ưu tiên vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Tỉ lệ hộ nghèo theo chuẩn đa chiều giảm còn 5,35%, riêng các huyện nghèo giảm khoảng 5%. Công tác đào tạo nghề, giải quyết việc làm đạt kết quả tích cực. Năm 2018, đã giải quyết việc làm cho khoảng 1,65 triệu người, trong đó đưa khoảng 142 nghìn người đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng.

Mạng lưới khám, chữa bệnh được tập trung đầu tư, nâng số giường bệnh trên 1 vạn dân lên đạt 26,5 giường (hoàn thành trước mục tiêu đến năm 2020 là 26,5 giường). Chất lượng khám chữa bệnh được nâng lên; tăng cường áp dụng tiến bộ khoa học, công nghệ, liên thông kết quả xét nghiệm, chẩn đoán; chuyển giao kỹ thuật cho tuyến dưới.Tỷ lệ bao phủ bảo hiểm y tế ước đạt 87,7%, vượt chỉ tiêu đề ra (85,2%). Kết nối các cơ sở cung ứng thuốc, thiết lập cơ sở dữ liệu đối với trên 20.000 loại thuốc chữa bệnh.

Hoàn thành phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ 5 tuổi. Chất lượng giáo dục được nâng lên, đào tạo bậc đại học được đổi mới. Lần đầu tiên Việt Nam có hai trường đại học nằm trong nhóm 1.000 trường hàng đầu thế giới. Các đội tuyển dự thi Olympic quốc tế đều đạt thành tích cao.

Ứng dụng khoa học công nghệ được đẩy mạnh theo hướng tiếp cận Cách mạng công nghiệp lần thứ tư. Hệ sinh thái khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo được định hình; nhiều doanh nghiệp lớn, tiềm lực mạnh đầu tư phát triển, ứng dụng công nghệ cao. Chỉ số đổi mới sáng tạo tiếp tục được nâng lên; Việt Nam xếp thứ 45/126 quốc gia, vùng lãnh thổ, cao nhất từ trước đến nay.

Công tác bảo tồn, phát huy giá trị di sản được chú trọng hơn. Những hiện tượng tiêu cực, phản cảm trong các lễ hội đã giảm nhiều. Văn hóa vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi được quan tâm, nhiều lễ hội dân gian có giá trị được khôi phục. Thể dục thể thao quần chúng được đẩy mạnh, thể thao thành tích cao có bước tiến vượt bậc; đặc biệt các đội tuyển bóng đá đạt được thành tích cao trên đấu trường khu vực và quốc tế.

Tiếp tục hoàn thiện chính sách, pháp luật, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, sử dụng hiệu quả hơn nguồn lực đất đai, tài nguyên. Việc cấp phép, khai thác tài nguyên, khoáng sản được chấn chỉnh; xử lý nghiêm vi phạm trong khai thác đá, cát sỏi, chặt phá rừng. Công tác bảo vệ môi trường có chuyển biến tích cực; kiểm soát chặt chẽ các dự án có nguy cơ cao về phát sinh ô nhiễm; tỷ lệ chất thải rắn được thu gom xử lý tại khu vực nội thành của các đô thị đạt khoảng 85,5%; khu vực ngoại thành đạt khoảng 55%.

Triển khai thực hiện Nghị quyết của Chính phủ về phát triển bền vững Đồng bằng sông Cửu Long thích ứng biến đổi khí hậu. Tăng cường hợp tác quốc tế về khai thác, sử dụng bền vững nguồn nước xuyên quốc gia và ứng phó biến đổi khí hậu. Chất lượng công tác dự báo, cảnh báo thiên tai từng bước được nâng lên. Củng cố, nâng cấp đê sông, đê biển; chủ động phòng chống thiên tai, lũ quét, sạt lở đất; kịp thời khắc phục hậu quả, ổn định sản xuất và đời sống nhân dân.

Giảm hơn 86.000 biên chế, trong đó có 12.400 công chức

Các cấp, các ngành thực hiện có hiệu quả Chương trình tổng thể cải cách hành chính Nhà nước. Ban hành các Nghị định của Chính phủ, Quyết định của Thủ tướng Chính phủ để thực hiện chủ trương đổi mới, sắp xếp lại tổ chức bộ máy, tinh giản biên chế. Đã giảm số lượng lớn các Tổng cục, Vụ, cục thuộc Bộ và giảm trên 86.300 biên chế, trong đó có 12.400 công chức.

Thành lập Ủy ban Quốc gia, đẩy nhanh tiến độ xây dựng Chính phủ điện tử và các cơ sở dữ liệu quốc gia. Ứng dụng rộng rãi công nghệ thông tin, kết nối liên thông, cung cấp dịch vụ công trực tuyến. Đến nay, có khoảng 47 nghìn dịch vụ công trực tuyến được thực hiện ở cấp độ 3, 4 tại các bộ, ngành, địa phương.

Công tác thanh tra được tập trung triển khai theo đúng kế hoạch; ban hành kết luận nhiều vụ việc nghiêm trọng (như AVG, cảng Quy Nhơn, Hãng phim truyện Việt Nam, đất đai tại Đà Nẵng, Thủ Thiêm…), thu hồi số lượng tiền, tài sản lớn về cho Nhà nước. Cơ quan hành chính nhà nước các cấp đã tiếp trên 286 nghìn lượt công dân, tiếp nhận gần 230 nghìn đơn thư; giải quyết gần 17 nghìn vụ việc khiếu nại, tố cáo (đạt trên 84%). Tập trung điều tra, truy tố, xét xử nghiêm minh các vụ án tham nhũng, kinh tế phức tạp, nhân dân quan tâm (như vụ đánh bạc trên internet, sai phạm tại một số ngân hàng thương mại, vụ “Vũ nhôm”, “Út trọc”,...).

Tập trung khắc phục khó khăn, chung sức đồng lòng thực hiện các giải pháp phát triển KT-XH

Công tác quốc phòng, an ninh, đối ngoại được tập trung chỉ đạo; phối hợp chặt chẽ, phát huy sức mạnh tổng hợp, bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền và lợi ích quốc gia; góp phần nâng cao vị thế đất nước. Theo dõi sát, xử lý kịp thời, phù hợp các tình huống phát sinh. An ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội được bảo đảm; bảo vệ an toàn tuyệt đối các sự kiện quan trọng của đất nước. Chủ động ngăn chặn mọi âm mưu chống phá, không để bị động, bất ngờ. Thực hiện đồng bộ các biện pháp bảo đảm trật tự, an toàn giao thông; tai nạn giao thông giảm cả 3 tiêu chí.

Tổ chức thành công nhiều hoạt động đối ngoại của lãnh đạo Đảng, Nhà nước. Làm sâu sắc hơn các khuôn khổ đối tác chiến lược và toàn diện. Có đối sách phù hợp, kịp thời với các diễn biến, tình huống nhạy cảm phát sinh trong quan hệ quốc tế. Chủ động tham gia, đóng góp tích cực trên các diễn đàn đa phương và các hội nghị quốc tế quan trọng. Hỗ trợ địa phương, doanh nghiệp kết nối, tìm kiếm đối tác, mở rộng thị trường. Triển khai hiệu quả công tác thông tin đối ngoại và bảo hộ công dân, doanh nghiệp Việt Nam ở nước ngoài.

Đề cập đến những tồn tại, hạn chế, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Trương Hoà Bình chỉ rõ: Bên cạnh những kết quả đạt được, nền kinh tế nước ta vẫn còn những tồn tại, hạn chế. Tính tự chủ của nền kinh tế từng bước được nâng lên nhưng chưa đáp ứng được yêu cầu. Năng suất lao động, năng lực cạnh tranh tuy đã được cải thiện nhưng còn thấp so với các nước trong khu vực.

Sản xuất kinh doanh ở một số lĩnh vực còn khó khăn. Một số công trình, dự án chậm tiến độ, chất lượng chưa bảo đảm. Cơ cấu lại ngành, lĩnh vực ở một số nơi còn lúng túng, chưa đồng bộ, chưa gắn với thị trường. Cơ cấu lại, sắp xếp, đổi mới, cổ phần hóa doanh nghiệp Nhà nước còn chậm, hiệu quả hoạt động còn thấp. Buôn lậu, gian lận thương mại còn diễn biến phức tạp. Đời sống một bộ phận nhân dân, nhất là vùng sâu, vùng xa, đồng bào dân tộc thiểu số, vùng bị thiên tai còn nhiều khó khăn. Vẫn còn tình trạng thuốc giả, thuốc kém chất lượng, mất an toàn thực phẩm.

Ở một số địa phương còn xảy ra sai phạm trong tổ chức thi trung học phổ thông và thừa thiếu cục bộ giáo viên. Thị trường khoa học công nghệ phát triển chậm. Còn tồn tại những biểu hiện xấu về đạo đức, lối sống gây bức xúc trong xã hội. Việc quản lý, khai thác và sử dụng đất đai, tài nguyên, khoáng sản còn lãng phí, xảy ra nhiều vi phạm.

Ô nhiễm môi trường còn xảy ra ở nhiều nơi. Tình trạng ngập, úng tại một số thành phố lớn chậm được cải thiện. Năng lực xây dựng thể chế, pháp luật còn hạn chế; một số quy định pháp luật chồng chéo, thiếu khả thi, chậm được sửa đổi. Tình hình khiếu nại, tố cáo tuy đã giảm về số lượng nhưng vẫn diễn biến phức tạp ở một số địa phương. Tình hình tội phạm, mất an ninh trật tự xảy ra tại một số địa bàn; còn nhiều vụ tai nạn giao thông, cháy nổ nghiêm trọng.

Vì vậy, nhiệm vụ của năm 2019 là rất nặng nề, đòi hỏi sự nỗ lực, quyết tâm cao, sự vào cuộc quyết liệt của cả hệ thống chính trị, cộng đồng doanh nghiệp, doanh nhân và nhân dân cả nước. Phát huy kết quả đạt được của năm 2018, các cấp, các ngành cần tập trung khắc phục những hạn chế, bất cập, chung sức đồng lòng, thực hiện đồng bộ, hiệu quả các mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp theo các Nghị quyết của Đảng, Quốc hội, Chính phủ, phấn đấu hoàn thành thắng lợi, toàn diện kế hoạch phát triển KT-XH năm 2019.

Thảm họa thiên nhiên khiến thế giới tổn thất gần 85 tỷ USD


Trong năm 2018, 10 thảm họa thiên nhiên liên quan tới biến đổi khí hậu gồm lũ lụt và nắng nóng bất thường đã khiến thế giới tổn thất ít nhất 84,8 tỷ USD.


Khung cảnh tan hoang khi siêu bão Michael đổ bộ vào nước Mỹ, tháng 10/2018. (Ảnh: AFP)


Những con số thống kê đáng báo động trên được Tổ chức nhân đạo Christian Aid của Anh đưa ra trong bản báo cáo công bố ngày 27/12.

Qua bản báo cáo này, Christian Aid cũng chỉ ra rằng, trong năm 2018, các hiện tượng thời tiết cực đoan gây ra bởi biến đổi khí hậu đã tấn công ngay cả các lục địa đông dân cư sinh sống, để từ đó, một lần nữa gióng lên hồi chuông cảnh báo thế giới cần hành động cấp bách để đối phó với tình trạng ấm dần lên của trái đất

Trong tuyên bố đưa ra cùng ngày, người đứng đầu mảng khí hậu của Christian Aid – bà Kat Kramer đã đưa ra một nhận xét cũng được bản báo cáo đề cập tới, đó là hiện tượng biến đổi khí hậu đang đe dọa nghiêm trọng tới cuộc sống của con người. Nhiều chuyên gia trên thế giới cũng đã từng cảnh báo rằng, hiện tượng trái đất ấm dần lên sẽ gây ra các đợt sóng nhiệt, mưa gió cực đoan hơn, cản trở mùa màng và làm trầm trọng hơn tình trạng thiếu hụt nguồn nước, từ đó gây ra những tổn thất về kinh tế và khiến cuộc sống của con người trở nên khó khăn hơn.

Hiện khoảng 200 nước trên thế giới đang hành động để hướng tới mục tiêu hạn chế tình trạng ấm dần lên của trái đất theo tiêu chí của Thỏa thuận Paris 2015 về biến đổi khí hậu. Tuy nhiên, những tiến bộ đạt được vẫn còn khiêm tốn.

Để minh chứng rõ nét cho những nhận định về hậu quả của hiện tượng biến đổi khí hậu, báo cáo do Christian Aid đã liệt kê những thảm họa tự nhiên gây tổn thất nhiều nhất về mặt kinh tế trong năm 2018, gồm hai siêu bão Florence và Michael hoành hành tại Mỹ, vùng biển Caribe và Trung Mỹ (32 tỷ USD); Cháy rừng ở California, Mỹ (9 tỷ USD); Các cơn bão mạnh đổ bộ vào Nhật Bản vào mùa hè 2018 và cơn bão nhiệt đới Typhoon đổ bộ vào mùa thu 2018 (9,3 tỷ USD)…Ngoài ra, nạn hạn hán ở châu Âu, các cơn bão ở miền Nam Ấn Độ, bão Mangkhut hoành hành ở Philippines và Trung Quốc cũng được liệt kê vào danh sách những thảm họa tự nhiên liên quan tới biến đổi khí hậu gây thiệt hại kinh tế nặng nề nhất trong năm 2018.

Bản báo cáo của Christian Aid được đưa ra dựa trên số liệu thống kê từ các chính phủ, ngân hàng và các công ty bảo hiểm. Tuy nhiên, đây cũng chỉ là số liệu thống kê chưa đầy đủ bởi trong một số trường hợp, số liệu chỉ bao quát các tổn thất đã được bảo hiểm và chưa tính đến những tổn thất về con người.

Qua đó, báo cáo của Christian Aid cảnh báo rằng, tình trạng ấm dần lên của trái đất sẽ tiếp tục dẫn tới những hiện tượng thời tiết cực đoan, đồng thời kêu gọi các “hành động khẩn cấp” để cải thiện vấn đề vốn đang ảnh hưởng nhiều nhất đến những người nghèo nhất trên thế giới, được xem là nhóm đối tượng dễ bị tổn thương nhất của tình trạng trái đất ấm lên.

Giáo sư khoa học khí quyển tại Đại học bang Pennsylvania (Mỹ) – ông Michael Mann nhận định rằng: “Những tác động của biến đổi khí hậu đã trở nên rõ nét…Thời tiết đang trở nên cực đoan hơn trước mắt chúng ta. Và giải pháp duy nhất có thể chặn đứng xu hướng này là nhanh chóng cắt giảm lượng khí thải carbon”./.

Cô gái trẻ rơi lầu chết thảm tại trường đại học



Lực lượng chức năng quận Gò Vấp (TP.HCM) đang điều tra làm rõ danh tính và cái chết của cô gái trẻ tại khu vực dãy nhà G, ký túc xá trường ĐH Công nghiệp TP.HCM.

Xe cứu thương đưa thi thể nạn nhân rời khỏi hiện trường (Ảnh A.X)


Trước đó, rạng sáng nay, nhiều người nghe tiếng va đập mạnh nên chạy túa ra xem, phát hiện cô gái trẻ nằm bất động dưới nền đất, tử vong.

Công an quận Gò Vấp đã tổ chức phong tỏa hiện trường, điều tra nguyên nhân vụ việc.

Chuyên gia khí tượng: Miền Bắc đón đợt rét đậm, rét hại khắc nghiệt nhất 10 năm qua



Ông Trần Quang Năng - Trưởng phòng Dự báo thời tiết – Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia cho biết, từ ngày 28/12, không khí lạnh sẽ tăng cường mạnh và ảnh hướng đến toàn bộ Bắc Bộ và một phần Bắc Trung Bộ, trời chuyển rét, vùng núi có rét đậm.

Đặc biệt, từ ngày 29 và 30/12, khu vực Bắc Bộ sẽ chuyển sang rét đậm, rét hại. Nhiệt độ thấp nhất ở vùng đồng bằng Bắc Bộ giảm sâu xuống khoảng 8-11 độ C, vùng núi chỉ từ 4-7 độ C, vùng núi cao có thể xuống dưới 3 độ C.

Những khu vực cộ cao trên 1500m nhiệt độ có thể xuống dưới 0 độ C và có khả năng xuất hiện mưa tuyết và băng giá.

“Đợt không khí lạnh này là đợt mạnh nhất mùa đông năm nay và có thể so sánh với những đợt kỷ lục của các năm trước. Xấp xỉ gần bằng với đợt rét đậm rét hại ở khu vực Bắc Bộ trong năm 2008”, ông Năng nhận định.

Ông Trần Quang Năng - Trưởng phòng Dự báo thời tiết – Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia.

Trưởng phòng Dự báo thời tiết - Trung tâm Dự báo Khí tượng Thuỷ văn Quốc gia cũng cho biết điều đáng ngại của đợt không khí lạnh này là nó sẽ kéo dài cho đến ngày 3-4/1/2019 với khả năng băng giá sẽ kéo dài.

“Nguy cơ ảnh hưởng đến nông nghiệp, cây trồng vật nuôi và sức khỏe con người là rất lớn, nhất là các tỉnh vùng núi phía Bắc.

Chúng tôi khuyến cáo người dân, đặc biệt là người dân ở vùng núi cần phải có biện pháp đảm bảo sức khỏe, giữ ấm, nhất là với trẻ nhỏ và người già. Ngành nông nghiệp cần có biện pháp phòng chống, bảo vệ mùa màng, cây trông và vật nuôi ngày từ bây giờ, hạn chế thấp nhất ảnh hưởng và thiệt hại", ông Năng khuyến cáo.

Đối với khu vực Hà Nội, ông Trần Quang Năng cho biết: “Đợt không khí lạnh này sẽ gây mưa và rét hại ở Hà Nội trong những ngày tới với nhiệt độ thấp nhấp có thể xuống dưới 10 độ C. Tại Đà Nẵng cũng có mưa to đến rất to, đặc biệt từ ngày 29 đến 31/12 còn TP. HCM tiếp tục có mưa dông trong 2-3 ngày tới, sau đó giảm dần”.

Vùng núi cao phía Bắc có khả năng xuất hiện mưa tuyết và băng giá trong 2 ngày 29 - 30/12.



Về mưa lớn ở các tỉnh Trung Bộ, Trưởng phòng Dự báo thời tiết - Trung tâm Dự báo Khí tượng Thuỷ văn Quốc gia cũng cho biết, đợt không khí lạnh này sẽ gây mưa lớn ở các tỉnh Trung Bộ và kéo dài từ nay cho đến 3-4/1/2019, tuy nhiên phân bố mưa sẽ không đều.

“Từ ngày 29-31/12 các tỉnh Trung Trung Bộ và Nam Trung Bộ, đặc biệt từ Thừa Thiên - Huế đến Phú Yên sẽ có mưa rất to với lượng mưa trong một ngày có nơi lên đến 150mm hoặc cao hơn.

Nam Trung Bộ do nhiễu động gió đông cũng đang có mưa, trong 2-3 ngày tới tiếp tục có mưa to, sau đó giảm dần. Tây Nguyên và Nam Bộ không có mưa lớn nhưng có khả năng xuất hiện mưa trái mùa”, ông Năng cho biết.

Trưởng phòng Dự báo thời tiết - Trung tâm Dự báo Khí tượng Thuỷ văn Quốc gia cũng cảnh báo đợt không khí lạnh này rất mạnh sẽ gây gió mạnh, sóng lớn trền hầu khắp các vùng biển.

“Vùng biển Vịnh Bắc Bộ và Bắc Biển Đông sẽ có gió mạnh trước tiên, cấp 6 – 7 và giật cấp 9. Từ ngày 29/12, gió mạnh sẽ mở rộng ở hầu hết các tỉnh ngoài khơi Trung Bộ, Nam Bộ và toàn bộ khu vực giữa Biển Động.

Dự báo chiều và đêm 29/12, vùng Áp thấp nhiệt đới ngoài Biển Đông có thể đi vào Biển Đông kết hợp với gió mùa Đông Bắc gây ra gió mạnh cấp 8, giật đến cấp 10 ở khu vực giữa Biển Đông, phía Bắc quần đảo Trường Sa”, ông Năng thông tin.